Kinh tế số: “Cứu cánh" cho xuất khẩu thời Covid-19
Kinh tế số là cơ hội để Việt Nam định vị lại trong kinh tế toàn cầu | |
Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP | |
"Nửa mừng nửa lo" khi thương mại điện tử phát triển đột phá |
XNK hàng hóa theo lối truyền thống đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: N.Linh |
Yêu cầu cấp bách chuyển đổi số
Nửa đầu năm nay, XNK của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19 theo hướng kém khả quan. Dù vậy, nhìn theo hướng ngược lại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá: “Đây thực sự là thời điểm để DN nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn".
Nửa đầu năm nay, trị giá XK đạt 122,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trị giá NK đạt 117,3 tỷ USD, giảm 2,9%. Trừ nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ 0,8%, XK các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, XK nhóm hàng nông, thủy sản đạt 11,7 tỷ USD, giảm 4,6%; XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 34,5%. Nhiều mặt hàng XK quan trọng cũng ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước như: Hàng dệt, may đạt 13,18 tỷ USD, giảm 12,7%; giày dép đạt 8,13 tỷ USD, giảm 6,9%.
|
Phân tích cụ thể hơn về chuyển đổi số, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, công việc xúc tiến thương mại quốc tế không phải là một hoạt động mới, chủ yếu, các hoạt động này được tổ chức “offline” bằng cách mang hàng hóa tới các quốc gia khác và trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ, phòng giới thiệu sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp này có tỷ lệ chốt đơn hàng tương đối cao so với các hoạt động xúc tiến gián tiếp hoặc trực tuyến dù hoạt động này có chi phí khá cao với các yêu cầu về logistics.
Tuy nhiên, khi Covid-19 xảy ra, các đơn vị mới dần nghĩ tới việc dịch chuyển sang hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến. Khi so sánh giữa hai hình thức, trực tiếp và trực tuyến, hình thức trực tuyến có thể được tổ chức liên tục với chi phí ngắn và có thể thực hiện trên đa dạng các nền tảng. Hình thức này loại bỏ ba hạn chế chính của hình thức trực tiếp gặp phải là về địa lý, về khả năng và số lượng tiếp cận, và cuối cùng là chi phí.
Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên đánh giá khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi thì chuyển đổi số mở ra khả năng tiếp cận một thị trường lớn là EU, nơi có hệ thống công nghệ thông tin phát triển; cung cấp cho các DN Việt Nam một công cụ để có thể tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả hơn so với các hình thức trước đây.
“Cùng với cơ hội từ EVFTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các DN thâm nhập và mở rộng thị trường XK trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, nhiều DN Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ XNK theo cả mô hình DN tới DN (B2B) cũng như DN tới người tiêu dùng (B2C)”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chia sẻ thêm.
Ngại đổi thay là rào cản lớn
Xung quanh câu chuyện đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy XK qua thương mại điện tử, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích, chuyển đổi số là một khái niệm bao trùm hơn nhưng rất gần gũi với khái niệm khá phổ biến hay nhắc tới là thương mại điện tử. Thương mại điện tử và ở cấp độ cao hơn là số hoá các hoạt động XNK là cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh, cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề chuyển đổi số cũng như áp dụng thương mại điện tử vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều DN của Việt Nam. Có quan điểm cho rằng, đây là việc của các DN lớn và không nhìn nhận việc này cũng chính là yêu cầu đối với các DN nhỏ. “Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít DN rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để "show" diễn hay là chi phí phải gánh chịu chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tư duy “sợ mất mát, ngại thay đổi” chính là rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của DN”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Nhà nước và doanh nghiệp đồng hành
Quay trở lại câu chuyện XK hàng hóa trong năm nay, Bộ Công Thương đánh giá, XK nửa cuối năm có thể hy vọng từ thực thi Hiệp định EVFTA. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường NK lớn thứ hai thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD.
“Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, DN Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này. Ngoài ra, các DN còn có thể đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường XNK, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đánh giá.
Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ hoạt động XNK, đặc biệt thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử trong giai đoạn hoạt động trao đổi thương mại gặp nhiều khó khăn. “Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cam kết sẽ mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hơn nữa, thực hiện phương châm Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói.
Đối với các DN XNK, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị, cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về Hiệp định EVFTA và các xu hướng/mô hình chuyển đổi số phù hợp, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu không chỉ của EVFTA mà của cả thị trường EU.
Nhấn mạnh chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chỉ phụ thuộc vào yếu tố công nghệ mà phụ thuộc chủ yếu là quyết tâm chính trị, vào thể chế quốc gia, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, muốn thực hiện thương mại điện tử, muốn chuyển đổi số thì trách nhiệm của Chính phủ là phải tạo ra hệ thống thể chế hiện đại với các quy định pháp luật phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử, cho nền kinh tế số...
“Để thực hiện nghị quyết của Chính phủ trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động, vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các DN. Tuy nhiên, Nhà nước và DN cần đồng hành. Ở góc độ DN, các DN cũng cần phải chủ động đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm…”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Theo Báo cáo Kinh tế số 2019 tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), kinh tế số chiếm khoảng 4,5-15,5% GDP toàn cầu. Nhiều công nghệ tiên phong đã thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh, bao gồm blockchain, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, in ba chiều, Internet vạn vật, robot và tự động hoá, điện toán đám mây. Ba thành phần trụ cột tạo nên nền kinh tế số là các nền tảng số (digital platform), dữ liệu số (digital data) và thương mại điện tử. Với Việt Nam, chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 tại Quyết định số 749/QĐ-TTg cũng như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2020 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg đều xác định rõ, chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam nhằm đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và XK. |
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chuyển đổi số là "đòn bẩy" mở rộng dịch vụ tài chính
16:54 | 25/10/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK