Kinh nghiệm của Hải quan Angieri về thực hiện phán quyết trước
Hải quan Phần Lan phát hiện chất ôxít ethylene bị cấm trong một số loại thực phẩm | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh hiện đại hóa, tạo bước đệm thực hiện mô hình Hải quan thông minh |
Năm 1999, hệ thống phán quyết trước lần đầu tiên được đưa vào sử dụng với tên gọi “Mẫu D40” với chức năng cung cấp thông tin về thủ tục phân loại thuế quan. Tuy nhiên, đây là một thủ tục cần nhiều thời gian và các phán quyết được đưa ra không có tính ràng buộc đối với cơ quan Hải quan. Do đó, sau khoảng 20 năm thực hiện, nó đã bị bãi bỏ và được thay thế bằng một hệ thống đầy đủ về phán quyết trước đối với phân loại thuế và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2020.
Để sử dụng hệ thống mới, nguyên tắc của phán quyết trước đã được đưa vào trong Luật Hải quan khi được sửa đổi vào năm 2017 (Điều 50). Quy định này đảm bảo phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về các phán quyết trước về phân loại, xuất xứ và xác định trị giá. Sau đó, trong năm 2018, một nghị định hành pháp đã được công bố trên Công báo, đề ra các cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện phán quyết trước. Cuối cùng, vào năm 2020, Hải quan Angieri đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thủ tục này.
Tháng 1/2020, trước khi quy trình mới có hiệu lực, Hải quan Angieri đã được Ban thư ký WCO hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình được Liên minh châu Âu (EU) tài trợ có tên gọi “Hài hòa phân loại hàng hóa dựa trên các tiêu chuẩn của WCO để thúc đẩy phát triển thương mại của châu Phi” hay còn được gọi là “Chương trình phân loại hàng hoá (HS) châu Phi”. Các chuyên gia WCO giúp Hải quan Angieri kiểm tra các điều kiện thực hiện phán quyết trước và sự phù hợp của chúng với các tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi các chuyên gia WCO kết luận về sự phù hợp của các quy định phán quyết trước, ngày 26/1/2020 (cũng là ngày Hải quan quốc tế), Angieri đã chính thức thông báo với WCO về việc chấp nhận Khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC) về việc áp dụng các chương trình phân loại trước khi hàng đến (được WCO thông qua năm 1996).
Theo Điều 2 của Nghị định hành pháp nói trên, phán quyết được gọi là “quyết định thông tin bắt buộc về thuế” (BTI). Theo đó, phán quyết trước được mô tả là các quyết định bằng văn bản do cơ quan Hải quan ban hành nêu rõ cách xử lý về mặt phân loại thuế quan áp dụng với hàng hóa khi thông quan. Quyết định này được ban hành theo yêu cầu của bên thứ ba và diễn ra trước khi hoạt động xuất khẩu và/ hoặc nhập khẩu hàng hóa có liên quan. Mục tiêu của Hải quan Angieri khi thiết lập hệ thống phán quyết phân loại trước là:
- Bảo mật các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến các mặt hàng đã khai báo và tính thuế;
- Góp phần tạo thuận lợi, sự chắc chắn và tính dự đoán được của hoạt động ngoại thương và giúp các bên thụ hưởng thực hiện các cam kết thương mại;
- Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhà điều hành kinh tế;
- Giảm thời gian thông quan và tranh chấp giữa cơ quan Hải quan và nhà nhập khẩu liên quan đến vấn đề phân loại thuế quan;
- Cung cấp thông tin về hàng nhập khẩu lai nhằm mục đích quản lý rủi ro.
Phán quyết BTI có đặc điểm cơ bản là mang tính ràng buộc đối với cả cơ quan Hải quan và người thụ hưởng. Khi bắt đầu áp dụng, quyết định này được quy định có hiệu lực trong sáu tháng kể từ ngày thông báo và được gia hạn không chính thức trong cùng một khoảng thời gian, tức là có thời gian hiệu lực tối đa là một năm. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2021, thời hạn này đã được kéo dài thành ba năm sau khi Điều 94 của Luật Tài chính năm 2021 sửa đổi Điều 50 của Luật Hải quan.
Về thủ tục đề nghị, các đơn đề nghị phán quyết trước BTI được sử dụng cho từng sản phẩm. Đề nghị này được làm bằng văn bản và sử dụng biểu mẫu tiêu chuẩn đặc biệt (bao gồm các ô xác định người nộp đơn và hàng hóa mà đơn đề nghị thực hiện). Biểu mẫu này, có sẵn trên trang web của cơ quan Hải quan, phải được điền đúng cách, có chữ ký của người nộp đơn và kèm theo các tài liệu hỗ trợ. Khi cơ quan Hải quan nhận được giấy tờ, người nộp đơn được thông báo về việc hồ sơ đã được chấp nhận hay chưa hoặc được yêu cầu cung cấp thêm tài liệu nếu cần. Thủ tục đăng ký được nhận quyết định BTI sẽ được số hóa hoàn toàn như là một phần của dự án Hệ thống thông tin Hải quan mới, hiện đang được triển khai.
Để xử lý chính xác và tránh ban hành phán quyết trước khác nhau đối với những sản phẩm tương tự hay giống nhau, Tổng cục Hải quan Angieri được quy định là cơ quan duy nhất ban hành phán quyết trước BTI. Các phán quyết trước được công bố theo một mẫu đặc biệt và phải được ban hành trong một khoảng thời gian tối đa là 90 ngày kể từ thời điểm tiếp nhận đơn đề nghị. Đặc biệt, trong phán quyết BTI ban hành bao gồm mô tả chi tiết hàng hoá, mức thuế suất và cơ sở phân loại hàng hoá được chấp nhận phù hợp với quy tắc của Hệ thống HS. Những thông tin này được kèm theo bởi ảnh và minh hoạ để giúp làm rõ tính chất của sản phẩm được phân loại. Các sản phẩm được đề nghị phán quyết trước rất đa dạng, cho dù khác nhau về vật liệu cấu thành, cách thức vận hành hoặc lĩnh vực sử dụng của chúng. Các sản phẩm này chủ yếu liên quan đến thực phẩm, hóa chất và các sản phẩm công nghệ.
Trong thời gian có hiệu lực, phán quyết BTI có thể hết hiệu lực sớm và phải tuân theo những quy định sau:
- Hết hạn: khi không còn tương thích với các điều khoản của Biểu thuế Hải quan, sau khi sửa đổi hoặc bổ sung;
- Huỷ bỏ: khi được ban hành trên cơ sở thông tin sai lệch, không chính xác hoặc không đầy đủ do người nộp đơn cung cấp.
Phán quyết hết hiệu lực sẽ không có hiệu lực hồi tố và thời điểm chấm dứt áp dụng bắt đầu từ ngày áp dụng các sửa đổi. Đối với việc hủy bỏ, quy định này có hiệu lực vào ngày ban hành phán quyết của BTI thay thế.
Về thẩm quyền xem xét kháng nghị, luật pháp và các quy định quốc gia cho phép bất kỳ bên nào khi nhận được phán quyết của BTI có thể tùy chọn yêu cầu xem xét hành chính trong vòng một tháng kể từ khi ban hành, hoặc khiếu nại lên một Ủy ban độc lập trong thời gian tối đa là hai tháng. Thời hạn trả lời là 30 ngày trong trường hợp có yêu cầu xem xét hành chính.
Vì sự minh bạch và đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin, Hải quan Algeria đã thiết lập trên trang web (www.douane.gov.dz) một nền tảng kỹ thuật số có tên gọi “Dịch vụ điện tử” để công bố tất cả các phán quyết BTI đã ban hành. Trang web có một công cụ tìm kiếm đa phương thức cho phép tìm kiếm theo mã thuế, từ khóa, tham chiếu phán quyết...
Kể từ khi sử dụng hệ thống vào ngày 1/3/ 2020 đến cuối quý đầu tiên của năm 2021, hơn 250 đơn đăng ký đã được gửi đến cơ quan Hải quan và 150 quyết định BTI đã được ban hành. Những con số này có lẽ sẽ cao hơn nếu hoạt động thương mại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (lượng hàng hoá nhập khẩu giảm 18% vào năm 2020 so với năm 2019). Kết quả đạt được sau một năm thực hiện thủ tục mới này là đáng khích lệ. Cho đến nay, số liệu thống kê của Hải quan Angieri cho thấy đã giảm đáng kể (khoảng 60%) về số lượng các yêu cầu rà soát hành chính về phân loại thuế trong các tranh chấp giữa các nhà kinh tế và hải quan.
Dự kiến, đến cuối năm 2021, Hải quan Angieri đang chuẩn bị đưa vào sử dụng quy định phán quyết trước về xuất xứ. Theo kế hoạch ban đầu, việc áp dụng hệ thống phán quyết mới về xuất xứ sẽ bắt đầu trong nửa cuối năm 2020, nhưng việc này đã phải hoãn lại vì đại dịch Covid-19. Một khi hệ thống này được hoàn thiện, cơ quan Hải quan và các tác nhân kinh tế sẽ cùng có hai công cụ thiết yếu để đảm bảo sự hài hoà khi làm thủ tục hải quan, đó là phân loại thuế quan và xuất xứ.
Tin liên quan
Hàng giả trong kiện hàng nhỏ gây khó khăn cho cơ quan thực thi
09:30 | 12/11/2024 An ninh XNK
Giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số
09:30 | 12/11/2024 Hải quan
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan