Kiến trúc Chính phủ điện tử: Hướng tới tài chính số ngành Tài chính
Ông Nguyễn Đại Trí. |
Xin ông cho biết, Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành Tài chính đóng vai trò như thế nào trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nền tài chính số hiện đại, góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử tại Việt Nam?
Ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã ký Quyết định số 2445/QĐ-BTC ban hành Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính. Đây là quyết định rất quan trọng trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ nói chung và của ngành Tài chính nói riêng.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính định hình các nền tảng cơ bản phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới tài chính số của ngành Tài chính. Mục đích của Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới tài chính số với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại tại Việt Nam.
Có thể nói Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính là bản kiến trúc quy hoạch công nghệ thông tin đầu tiên của ngành Tài chính.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính đã đặt ra lộ trình như thế nào, thưa ông?
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính đặt ra lộ trình gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn từ nay tới năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn thiện xây dựng CPĐT ngành Tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua CPĐT và các công cụ số hóa.
Giai đoạn 2021 tới 2025 sẽ tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.
Giai đoạn 2026 - 2030 sẽ thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.
Xin ông cho biết những đặc điểm nổi bật trong mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính?
Đầu tiên phải kể đến phương pháp luận xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính. Đó là việc sử dụng kết hợp phương pháp TOGAF (The Open Group Architecture Framework) và FEAF (federal enterprise architecture framework) để xây dựng kiến trúc. Phương pháp trên được đánh giá là các phương pháp tiên tiến và được sử dụng rộng rãi trong xây dựng kiến trúc CPĐT trên thế giới. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang chủ trì dự thảo khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 trên cơ sở tham chiếu khung kiến trúc FEAF. Như vậy, Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính đã sử dụng phương pháp FEAF, khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc CPĐT 2.0 thì Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính về cơ bản không cần phải điều chỉnh theo nữa.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính đã khái quát toàn bộ các nghiệp vụ ngành Tài chính trong mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin ngành Tài chính theo 7 nhóm nghiệp vụ chính: Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước; Quản lý thị trường tài chính; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về thuế; Thanh tra; Nhóm nghiệp vụ khác và hoạt động nội ngành; Thông tin báo cáo ra bên ngoài. Kiến trúc nghiệp vụ ngành Tài chính thể hiện tính liên kết và liên thông nghiệp vụ, dữ liệu chặt chẽ trong từng nhóm dòng nghiệp vụ và giữa các nhóm dòng nghiệp vụ với nhau. Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin là sở cứ quan trọng trong quy hoạch, xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin toàn ngành Tài chính hướng tới các mục tiêu nghiệp vụ, bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Đặc biệt, Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính thể hiện rõ quan điểm chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở phân tích chiến lược phát triển ngành Tài chính, định hướng của Chính phủ hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin và hiện trạng CNTT ngành Tài chính.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính định hình các nền tảng cơ bản phục vụ xây dựng CPĐT hướng tới Tài chính số của ngành Tài chính và đảm bảo tính linh hoạt trong trong thiết kế. Kiến trúc này cho phép Bộ Tài chính dùng lại các nền tảng của Chính phủ khi sẵn sàng, các Tổng cục có thể quy hoạch sử dụng lại các nền tảng sẵn có của toàn ngành để phát triển tiếp các hệ thống của đơn vị.
Bên cạnh đó, Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính cũng đã nghiên cứu, áp dụng mô hình trưởng thành về Chính phủ số phiên bản 2.0 của Gartner (Gartner Digital Government Maturity Model) để xác định lộ trình chuyển đổi số của ngành Tài chính đến năm 2030.
Bộ Tài chính là một bộ đa ngành, với nhiều lĩnh vực khó và phức tạp, vậy đâu là những khó khăn trong quá trình xây dựng, ban hành được Kiến trúc Chính phủ điện tử cho ngành Tài chính? Bộ Tài chính đã khắc phục những khó khăn này ra sao?
Quá trình xây dựng, ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính thực sự là một thách thức lớn đối với chúng tôi. Bộ Tài chính là một bộ đa ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp như: ngân sách, thuế, hải quan… vì vậy một trong những khó khăn nhất trong quá trình xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính là phân tích, thống nhất với các đơn vị để hoàn chỉnh mô hình nghiệp vụ, xác định mô hình liên thông dữ liệu giữa các nhóm dòng nghiệp vụ, dòng nghiệp vụ giữa các đơn vị trong ngành Tài chính. Để thống nhất các mô hình, nội dung trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, ngoài việc họp định kỳ hàng tuần các Tổ kỹ thuật để rà soát tiến độ triển khai công việc, trong quá trình xây dựng dự thảo chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo xin ý kiến trực tiếp và xin ý kiến bằng văn bản tới Lãnh đạo các đơn vị và cán bộ liên quan trong ngành về Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính thể hiện các định hướng về ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tinh thần của Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 9/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ của của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ mới cũng như khả năng ứng dụng các công nghệ này trong lĩnh vực tài chính-ngân sách và thể hiện trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính là công việc rất mới, khó đòi hỏi nhiều trí lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ và các đơn vị trong quá trình xây dựng, hoàn chỉnh Kiến trúc.
Một khó khăn nữa là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của các đơn vị chức năng về Chính phủ số, tài chính số cũng như các mô hình về chuyển đổi số. Do đó, việc nghiên cứu các nội dung trên được thực hiện thông qua các nguồn tài liệu kỹ thuật nước ngoài. Điều này cũng là một thách thức không nhỏ đối với chúng tôi để tìm hiểu, phân tích và áp dụng trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Qua khảo sát của chúng tôi, Kiến trúc CPĐT của Bộ Tài chính là Kiến trúc CPĐT đầu tiên trong các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành áp dụng mô hình trưởng thành về Chính phủ số phiên bản 2.0 của Gartner để xác định lộ trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số của ngành Tài chính. Kết quả trên thể hiện quá trình tập trung nghiên cứu cao độ của Cục Tin học và Thống kê tài chính để tham mưu, đề xuất lãnh đạo bộ đưa ra một lộ trình chuyển đổi số trên cơ sở nghiên cứu khoa học, vận dụng phù hợp với hiện trạng, bối cảnh CNTT ngành Tài chính.
Để vượt qua các khó khăn, thách thức trên, trong quá trình xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, chúng tôi đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ và sự quyết tâm, đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, cán bộ Cục Tin học và Thống kê tài chính, sự quan tâm, phối hợp của các đơn vị trong ngành.
Bộ Tài chính sẽ làm gì để Kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính được triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, thưa ông?
Để triển khai Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, tại Quyết định số 2445/QĐ-BTC lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm vụ đến từng đơn vị cụ thể, trong đó có một số điểm chính để tổ chức triển khai thành công Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính. Đó là, xây dựng Chiến lược Tài chính đến 2030 và chiến lược của từng lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, nợ công, tài sản công, chứng khoán, dự trữ quốc gia, giá, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán... phù hợp với lộ trình cải cách thủ tục hành chính, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ, của ngành Tài chính. Tập trung nguồn lực toàn ngành, bao gồm cả nhân lực và nguồn vốn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án CNTT. Điều chỉnh, cập nhật kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính 5 năm và hàng năm phù hợp với Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính. Bảo đảm duy trì, cập nhật Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính phù hợp với các định hướng phát triển CNTT của Chính phủ nói chung và của ngành Tài chính nói chung;
Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo văn bản hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, dự kiến sẽ ban hành trong quý I/2019.
Tin liên quan
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan làm thủ tục hơn 2 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu/ngày
14:52 | 24/10/2024 Hải quan
Chuyển đổi số trong ngành Hải quan là một cuộc cách mạng
13:18 | 24/10/2024 Hải quan
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK