Kiểm soát chi vốn đầu tư: Phối hợp nhịp nhàng giữa KBNN và chủ đầu tư
Thanh toán trước, kiểm soát chi sau
Theo báo cáo của KBNN, đến 12 giờ ngày 31/12/2018, luỹ kế vốn đầu tư giải ngân qua hệ thống KNNN là 276.646 tỷ đồng. Kết quả này đã đạt 69,3% so với kế hoạch. Trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung là 224,202 tỷ đồng (đạt 73,7% dự toán); vốn trái phiếu Chính phủ là 18.203 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 31.387 tỷ đồng; vốn khác đạt 2.851 tỷ đồng.
Dù chưa hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng với những khó khăn vướng mắc thường trực liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, kết quả trên đã thể hiện sự nỗ lực không nhỏ của hệ thống KBNN để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, giúp chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc giải quyết nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình an sinh xã hội.
Theo lãnh đạo KBNN, đối với công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ kiểm soát chi, năm vừa qua, KBNN đã báo cáo Bộ phê duyệt phương thức “thanh toán trước, kiểm soát chi sau” cho hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng), theo đó đã rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn 1 ngày làm việc, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2018.
Cùng với đó, định kỳ hệ thống KBNN đã báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương về tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư công, trong đó có nêu rõ những nguyên nhân chậm giải ngân, vướng mắc và đề xuất kiến nghị. Đồng thời, KBNN các cấp cũng đã báo cáo Bộ Tài chính tình hình tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên phạm vi toàn quốc, trong đó nêu rõ các trường hợp tạm ứng đã quá hạn mà chưa thu hồi và đề xuất hướng xử lý; báo cáo rõ một số vướng mắc về quy trình xét chuyển vốn kéo dài theo quy định tại Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ và vướng mắc về nhập dự toán ODA vào hệ thống TABMIS.
Riêng đối với việc tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong toàn hệ thống KBNN vẫn còn xảy ra tình trạng tồn đọng nhiều khoản tạm ứng quá hạn. Vì vậy, KBNN các cấp đã rà soát số dư tạm ứng quá hạn và có văn bản gửi chủ đầu tư, ban quản lý dự án đề nghị khẩn trương làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo chủ đầu tư và các sở, ban ngành có liên quan để có hướng xử lý đối với từng trường hợp tạm ứng quá hạn.
Phối hợp hiệu quả với chủ đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê tả sông Luộc kéo dài (đoạn từ K120+600 đê tả sông Hồng đến K20+700 đê tả sông Luộc) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là một dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo ông Hồ Trọng Khải, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đề điều và phòng chống lụt bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là một trong những dự án trọng điểm về nâng cấp đê điều trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, do vậy dự án này đã được điều chỉnh nguồn khá nhiều (1.498 tỷ đồng xuống còn 1.052 tỷ đồng). Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng dự án, Chi cục luôn chú trọng đến kế hoạch giải ngân và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của đơn vị sao cho thực hiện đúng các quy định trong vấn đề quản lý dự án và đấu thầu. Năm 2018, số vốn còn lại chuyển từ năm 2017 sang là hơn 383 tỷ đồng. Đến 31/12/2018, số vốn này đã được giải ngân. Để làm được điều đó có sự giúp đỡ không nhỏ từ phía KBNN, cụ thể là KBNN Hưng Yên trong việc quản lý dự án.
”Do đây là một dự án trọng điểm và có sự thay đổi về số vốn khá nhiều nên khâu hồ sơ chứng từ có nhiều khó khăn. Giai đoạn đầu khi bắt đầu làm việc với công chức KBNN, hồ sơ chứng từ bị trả lại khá nhiều nên đơn vị đã có ý nghĩ KBNN cố tình gây khó khăn. Sau đó, với sự hướng dẫn tận tình của công chức KBNN, bằng chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, dần dần hồ sơ thanh toán của chúng tôi cũng được hoàn hiện bài bản và đúng quy định. Nhờ đó, việc giải ngân gặp thuận lợi. Hơn nữa, chính nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, sát sao của KBNN Hưng Yên, hồ sơ của dự án này luôn hoàn chỉnh, không hề gặp khó khăn ở các khâu sau, kể cả với sự thanh tra của Kiểm toán Nhà nước”, ông Hồ Trọng Khải chia sẻ.
KBNN Hải Dương cũng là một trong những đơn vị thực hiện giải ngân vốn đầu tư khá tốt. Theo báo cáo, đến 31/12/2018, đơn vị này đã kiểm soát, thanh toán và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia là 3.918 tỷ đồng. Số này đạt 86,98% so với kế hoạch vốn giao năm 2018 (bao gồm số giao đầu năm và số bổ sung trong năm), tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Ước đến 31/1/2019 đạt 98,3% kế hoạch vốn giao. Để có kết quả này, theo ông Vũ Đức Trọng, Giám đốc KBNN Hải Dương, năm 2018, chi đầu tư xây dựng cơ bản một mặt luôn được KBNN kiểm soát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian kiểm soát, thanh toán; không để tồn đọng hồ sơ, mặt khác, KBNN Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong việc đôn đốc thu hồi tạm ứng. Việc tích cực tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các ngành liên quan cũng đã giúp tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia.
Các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống đã tổ chức hơn 2.135 buổi tọa đàm với các chủ đầu tư; chủ trì tổ chức hơn 750 cuộc họp và tham gia gần 7.700 cuộc họp để báo cáo với các cấp chính quyền địa phương nhằm bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cũng như các giải pháp trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. |
Ông Trần Văn Lăng, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi II, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đơn vị đang thực hiện công trình Cống Cầu xe. Đây là một dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách tập trung được giải ngân qua KBNN tỉnh Hải Dương. Với công trình này, theo đánh giá của ông Trần Văn Lăng, KBNN Hải Dương đã tạo điều kiện, làm việc khá ăn ý với Ban Quản lý để giúp dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Tất cả hồ sơ chứng từ gửi tới KBNN luôn được thực kiện nhanh chóng, đúng quy định, nếu có sai sót gì đều được KBNN Hải Dương trả lại và giải thích cặn kẽ lý do. Chính vì vậy, dự án này gặp nhiều thuận lợi và hoàn thành đúng kế hoạch ở tất cả các hạng mục.
”Trước đây, theo quy định, dự án nằm ở địa bàn tỉnh nào sẽ phải làm việc với KBNN trên tỉnh đó để giải ngân vốn. Gần đây, với quy định mới, đơn vị chỉ phải làm việc với duy nhất KBNN để giải ngân cho tất cả các dự án. Qua một quá trình làm việc, tôi quyết định mở tài khoản ở KBNN Hải Dương để thanh toán cho tất cả các dự án do Ban Quản lý II thực hiện” - ông Lăng cho biết.
Có thể nói, công tác kiểm soát chi đầu tư công của KBNN luôn gắn liền với các chủ đầu tư dự án. Cách làm việc chuyên nghiệp cũng như chuyên môn nghiệp vụ vững chắc của chính công chức KBNN đã giúp cho công tác này được thực hiện trôi chảy, đem lại kết quả làm việc tốt cho cả KBNN lẫn chủ đầu tư các dự án.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK