Facebook Twitter youtube Tiktok

Kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu: “Át chủ bài” phát triển ngành gỗ

(HQ Online) - Việc NK các mặt hàng đồ gỗ và bộ phận đồ gỗ tăng nhanh từ thị trường Trung Quốc đang đặt ra không ít mối lo về gian lận xuất xứ, kiện phòng vệ thương mại. Giám sát chặt chẽ hoạt động của các DN có dấu hiệu gian lận trong NK từ thị trường Trung Quốc nói riêng, tăng cường kiểm soát, đảm bảo NK gỗ hợp pháp từ các thị trường khác nói chung là điểm mấu chốt thúc đẩy tăng trưởng chế biến, XK gỗ thời gian tới.
Đối diện hàng loạt rủi ro về pháp lý, ngành gỗ cần làm gì?
Chặn gian lận xuất xứ: Hải quan tăng cường kiểm tra gỗ nhập khẩu
Tăng cường kiểm tra, giám sát gỗ nhập khẩu từ châu Phi
Toàn ngành lâm sản đặt mục tiêu xuất khẩu trên 14 tỷ USD trong năm 2021. 	Ảnh: N.Thanh
Toàn ngành lâm sản đặt mục tiêu xuất khẩu trên 14 tỷ USD trong năm 2021. Ảnh: N.Thanh

Giảm nhập nguyên liệu, tăng nhập sản phẩm

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển là sản phẩm hợp tác” của nhóm nghiên cứu gồm: Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) vừa được công bố. Trong đó, câu chuyện NK gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam gây nhiều chú ý với những phân tích kỹ lưỡng trong chuyển dịch mặt hàng NK.

Cụ thể, năm 2020, giá trị NK G&SPG đạt 2,55 tỷ USD, giữ mức ổn định so với năm 2019. 5 thị trường cung cấp G&SPG chính cho Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Thái Lan, Chile. Giá trị NK từ 5 thị trường này đạt 1,57 tỷ USD, chiếm trên 61% tổng giá trị NK từ tất cả các thị trường. Về chủng loại NK, các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm gỗ như: Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo vẫn là các mặt hàng chính Việt Nam NK. Tuy nhiên, ngoài các loại nguyên liệu đầu vào chính này, các mặt hàng như ghế ngồi, bộ phận đồ nội thất là các nhóm hàng có giá trị NK lớn.

Ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia Tổ chức Forest Trends phân tích, NK đồ gỗ nói chung (HS 9403) tăng nhanh trong năm 2020, đạt 187,96 triệu USD, tăng tới 51% so với năm 2019. Đáng chú ý, NK mặt hàng bộ phận đồ gỗ (HS 9403. 90) tăng nhanh tới 97% về giá trị nhập, đạt trên 146,57 triệu USD. Có tới 84% giá trị bộ phận đồ gỗ được nhập từ thị trường Trung Quốc. Mặt hàng mới NK trong năm 2020 gây chú ý lớn là mặt hàng gỗ dán đã cắt thành hình làm phần khung và đáy của ghế sofa. Trong năm 2020, Việt Nam đã nhập trên 10,38 nghìn m3 sản phẩm này. NK gỗ dán dạng sơ chế từ Trung Quốc sẽ giảm các công đoạn gia công tại Việt Nam, mặt hàng này 100% được nhập từ Trung Quốc.

“Năm 2020, ngành gỗ vẫn giữ được nhịp độ hoạt động NK G&SPG như năm trước. Tuy nhiên, nhóm gỗ nguyên liệu thô vốn là các mặt hàng NK chính như gỗ tròn, gỗ xẻ tiếp tục xu hướng giảm. Trong khi nhóm mặt hàng ván các loại vẫn tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nhóm hàng bộ phận đồ gỗ, ghế ngồi tăng rất nhanh. Chúng chỉ ra các tín hiệu về rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ đối với nhóm mặt hàng này được NK vào Việt Nam từ Trung Quốc”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trên thực tế, mặc dù Covid-19 lan rộng hầu khắp các nước trên thế giới với nhiều làn sóng dịch tiếp diễn song năm qua, các mặt hàng G&SPG thuộc trong nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam đã thể hiện hiệu suất và mức tăng trưởng cao. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Một số chuyên gia kinh tế nhận định, bối cảnh XK sản phẩm gỗ sang Mỹ theo đà tăng lên, trong khi NK G&SPG từ Trung Quốc cũng tăng với tốc độ “chóng mặt” đã và đang đặt XK gỗ Việt trước nhiều rủi ro, nguy cơ phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Đảm bảo nhập gỗ hợp pháp

Nhóm nghiên cứu đánh giá, rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ đối với một số nhóm mặt hàng NK từ Trung Quốc là rất hiện hữu. Rủi ro này hiện đang đem lại những tác động tiêu cực tới hình ảnh và uy tín của ngành trên trường quốc tế. Kiến nghị đặt ra là các cơ quan quản lý, cộng đồng DN hợp tác với các đối tác tiếp tục theo sát tình hình và cần đưa ra các biện pháp khả thi, hiệu quả hơn nhằm phát hiện, loại trừ các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ ngay từ địa điểm sản xuất kinh doanh của DN cho đến các cơ quan chức năng địa phương trong suốt chuỗi cung ứng G&SPG của ngành gỗ. "Các hiệp hội địa phương tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các DN có dấu hiệu gian lận, phối hợp giữa các địa phương với hiệp hội Trung ương để định hướng, đưa ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn khả thi”, ông Tô Xuân Phúc nói.

Xung quanh câu chuyện chế biến, XK gỗ, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, năm 2021, ngành hàng này vẫn đặt mục tiêu XK trên 14 tỷ USD. Đây là mục tiêu khả thi, nhưng phải giải quyết tốt vấn đề về nguồn nguyên liệu. Theo đó, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cần đẩy nhanh nâng cao chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Vấn đề NK gỗ nguyên liệu cần phải tuân thủ rất nghiêm ngặt và kiểm soát rất chặt chẽ để đảm bảo nguồn gốc hợp pháp. Về phía DN phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên diện rộng hơn, thiết lập các chương trình thị trường số để kết nối với thế giới và kết nối ngay các DN trong nước với nhau; tiếp tục ứng dụng công nghệ số trong việc quản trị theo dõi cả chuỗi, chu trình sản xuất cũng như ứng dụng các thành quả mới về công nghệ tự động trong điều hành và sản xuất trực tiếp.

Riêng về nguồn gỗ được NK từ các nước nhiệt đới, để hạn chế những rủi ro, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, Chính phủ và các hiệp hội gỗ cần yêu cầu tất cả quốc gia nhiệt đới cung cấp gỗ cho Việt Nam phải có đủ thông tin cơ bản về cơ chế, chính sách khai thác, chế biến, thương mại, đặc điểm các loại gỗ được phép và không được phép khai thác, sử dụng, thương mại hóa tại quốc gia này. Bên cạnh đó, các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp của Việt Nam cần phối hợp cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp tại những nước là nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam tại châu Phi, đưa ra danh sách loại gỗ NK và đặc điểm nhận dạng của từng loài. Danh sách đó cần được phổ cập trong hệ thống các nhà quản lý, làng nghề và những nhà NK.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan

Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan

(HQ Online) - Để góp phần tăng trưởng kinh tế, chính sách quản lý thuế, hải quan và logistics cần đảm bảo tính thích ứng cao, ổn định và có tính dự báo để ít phải sửa đổi, bổ sung.
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

(HQ Online) - Nhằm hoàn thiện các quy định và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, ngày 7/11/2024, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN) về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan

Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan

(HQ Online) - Công ty TNHH Thái Hà (Bình Dương) vừa bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 1 năm.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

(HQ Online) - 9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đạt gần 100 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với cùng thời điểm năm 2016- năm đầu tiên ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

(HQ Online) - Trong tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

(HQ Online) - Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch hơn chục tỷ USD/năm.
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

(HQ Online) - Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,78 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Lô xe Omoda C5, mẫu xe chiến lược mà Omoda & Jaecoo Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Chery và Công ty GELEXIMCO), lựa chọn để ra mắt khách hàng tại Việt Nam sẽ từ In-đô-nê-xi-a sẽ nhập khẩu vào cảng Hải Phòng (Việt Nam).
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang.
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Cảng Grand Faw trên Bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

EU đã chính thức tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% vào hôm 30/10, nhưng để ngỏ khả năng các cuộc đàm phán cam kết về giá vẫn sẽ tiếp tục.
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed đánh giá các điều kiện thị trường lao động nhìn chung đã nới lỏng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, trong khi hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc.
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động