Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công
Tập trung dự báo để điều hành đảm bảo an toàn nợ công 2020 | |
Giữ an toàn nợ công, đầu tư phải hiệu quả | |
Còn nhiều yếu tố tác động đến an toàn nợ công |
Theo Bộ Tài chính, công tác vay, trả nợ công 5 năm (2016-2020) được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, dự báo hậu quả có thể kéo dài nhiều năm. Việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia. NSNN được cơ cấu lại theo hướng bền vững hơn. Đầu giai đoạn này, Việt Nam về cơ bản đã theo đuổi thành công chính sách củng cố tài khóa, kiểm soát tốt hơn tình hình nợ công, nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh, nhờ đó giảm áp lực nợ công so với GDP và tạo dư địa đáng kể trong việc huy động thêm nguồn lực cho đầu tư công trên nền tảng vững chắc hơn.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, giai đoạn 2016-2020, Chính phủ huy động 1.812 nghìn tỷ đồng vốn vay, đạt 82,7% kế hoạch, bình quân khoảng 362 nghìn tỷ đồng/năm, giảm 3,5% so với giai đoạn 2011-2015, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Về cơ cấu nợ Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã ký kết 116 hiệp định vay với tổng trị giá gần 13 tỷ USD, trong đó tập trung vào vay từ Ngân hàng thế giới (WB) (chiếm khoảng 34,3%), vay từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (khoảng 29,4%), vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (khoảng 17,3%). Trị giá ký kết chỉ bằng khoảng 49% giai đoạn 2011-2015. Về lãi suất, các khoản ký kết mới có lãi suất dưới 3% vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với việc theo đuổi chiến lược huy động vốn chủ yếu từ nguồn trong nước, tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 39,1% năm 2011 lên 60,1% năm 2016 và 64,8% tổng dư nợ của Chính phủ cuối năm 2020. Rủi ro tỷ giá đã giảm xuống với việc các khoản vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng cao (từ 55% tổng dư nợ Chính phủ vào cuối năm 2015 lên 63,4% vào cuối năm 2020).
Về dư nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong giai đoạn 2016-2020, hai ngân hàng chính sách phát hành được 138,9 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% so với nghĩa vụ trả nợ gốc và giảm 37,3% so với giai đoạn 2011-2015. Đối với bảo lãnh Chính phủ cho các DN vay trong và ngoài nước, trong 5 năm qua, Chính phủ không cấp bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và chỉ cấp bảo lãnh cho 3 dự án vay nước ngoài thông qua 5 khoản vay cho ngành điện. So với giai đoạn 2011-2015, tổng trị giá Chính phủ cấp bảo lãnh giai đoạn 2016-2020 đã giảm hơn 8,1 lần. Nhìn chung, các DN và ngân hàng chính sách đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản vay hoặc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo cam kết với các chủ nợ. Song song với việc trả nợ đến hạn, tái cơ cấu nợ chủ động thông qua trả nợ trước hạn cũng được thực hiện.
Đánh giá kết quả đạt được, ông Võ Hữu Hiển cho hay, các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2016-2020, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa. Theo đó, nợ công từ mức 63,7% GDP của năm 2016 đã giảm xuống mức 55,9% GDP vào năm 2020. Cùng với đó, Việt Nam đã huy động được khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm. Đồng thời, thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ nợ theo cam kết với chủ nợ, đảm bảo uy tín của quốc gia.
Ông Võ Hữu Hiển cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn 2016-2020, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vay về cho vay lại có nhiều cải thiện; khuôn khổ pháp lý, chính sách về quản lý nợ công được hoàn thiện. Việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu đã góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường TPCP, gắn công tác phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ. Cùng với đó, việc kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công đã góp phần củng cố và tạo dư địa cho chính sách tài khóa, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Về huy động vốn vay, dư nợ chính quyền địa phương: tổng huy động vốn vay giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 52,8 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay lại nguồn vay nước ngoài. Tổng trả nợ giai đoạn 2016-2020 khoảng 87,4 nghìn tỷ đồng, trong đó trả gốc là 75,5 nghìn tỷ đồng, trả nợ lãi và phí khoảng 11,9 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, các địa phương đều bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ đầy đủ, đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn. Với việc các địa phương không có bội chi ngân sách trong giai đoạn vừa qua cũng góp phần khiến tỷ lệ dư nợ chính quyền địa phương/GDP giảm nhanh, từ 1,5% năm 2016 xuống còn khoảng 0,7% vào cuối 2020.
|
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK