Khủng hoảng Qatar đẩy châu Á vào khó khăn
Chín quốc gia ở châu Phi và châu Á đã cùng nhau cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Qatar hồi đầu tháng 6 vừa qua. Djibouti và Jordan đã hạ cấp quan hệ của họ với Doha. Trong khi đó, khối các nước vùng Vịnh cũng đã áp đặt một lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gia này.
Sự trừng phạt đó nhằm buộc Qatar chấm dứt việc hỗ trợ cho Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) và các tổ chức Hồi giáo khác, đặc biệt là Tổ chức Anh em Hồi giáo. Qatar thừa nhận có quan hệ với một số tổ chức “khó ưa” nhưng theo Chính phủ Qatar, mối quan hệ này là một phần trong những nỗ lực hòa giải cho các cuộc xung đột ở khu vực. Do vậy, Qatar đã không lùi bước trong cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, khí đốt tự nhiên - chứ không phải khủng bố - mới chính là mối quan tâm hàng đầu đối với hầu hết các nước châu Á khi nhắc đến Qatar. Qatar là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu LNG của quốc gia này được gửi đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc và Thái Lan.
Không thể phủ nhận vai trò là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới của Qatar trong ngành thương mại khí đốt tự nhiên. Bên cạnh đó, dù Qatar là nhà sản xuất heli lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, song Qatar luôn giữ vị trí thống trị ngang bằng với Mỹ, nếu không muốn nói là ở vị thế còn quan trọng hơn, trong thị trường khí heli toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các tàu chở LNG khổng lồ của Qatar ngừng hoạt động, việc xuất khẩu khí heli của Qatar đã bị dừng lại hoàn toàn. Thị trường khí đốt dễ cháy nhẹ nhất thế giới này chính là một vấn đề lớn đối với các công ty công nghiệp, đặc biệt, đối với các ngành công nghiệp châu Á, khí heli rất quan trọng trong việc sản xuất điện tử, chất bán dẫn, sợi quang, và một loạt các ứng dụng công nghiệp khác.
Động thái chấm dứt xuất khẩu khí heli của Qatar sẽ gây ra những tác động lan tỏa khắp các nền kinh tế của Đông Á. Về lâu dài, động thái này cũng có nghĩa là các nước châu Á sẽ phải tìm kiếm nguồn cung heli ở nơi khác.
Đối với nhiều nước châu Á khác, cuộc khủng hoảng ở Qatar một lần nữa khiến họ phải lâm vào tình huống khó khăn bởi Qatar vốn là một điểm đến quan trọng cho việc xuất khẩu lao động trong nhiều thập kỷ qua. Cả Qatar và các quốc gia Ảrab xung quanh đều là những điểm đến hấp dẫn cho lao động Nam Á xa xứ. Cuộc khủng hoảng này chắc chắn đã ảnh hưởng đến thị trường lao động châu Á. Theo đó, Philippines tạm thời cấm người lao động nước này đến làm việc tại Doha; Việt Nam như đã thông báo cũng đã tạm dừng việc đưa công nhân sang vương quốc này. Trong khi đó, Qatar đang tìm cách ngăn cản một số người lao động nước ngoài trong các ngành công nghiệp quan trọng rời khỏi nước này trong thời gian Doha bị cấm vận.
Tin liên quan
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK