Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đe dọa đứt gãy chuỗi cung kéo dài
Nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc tăng mạnh khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước này tăng mạnh trên toàn cầu. Ảnh: AFP |
Giới chủ các nhà máy tại Trung Quốc và khách hàng trên toàn cầu được loan báo rằng sẵn sàng chấp nhận đứt gãy nguồn cung ứng điện sẽ là một phần của sản xuất và kinh doanh trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình muốn đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm phụ thuộc vào nguồn than đá. Nhiều nhà máy, hộ gia đình đã trải qua 2-3 tháng bị cắt điện vì thiếu hụt nguồn cung. Nhưng nhu cầu năng lượng vẫn tăng mạnh trong bối cảnh các đơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên thế giới tăng nhanh.
Để xử lý thiếu hụt điện năng, chính phủ Trung Quốc đã phải chọn giải pháp thực dụng ngắn hạn, tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm dù vẫn cam kết cắt giảm nguồn nhiệt điện chạy than trong dài hạn.
Trong tuần qua, chính phủ đã yêu cầu tăng sản lượng khai thác than tại các mỏ, cùng với đó là triển khai cải cách thị trường điện, buộc các nhà máy nhiệt điện chạy than bán điện qua thị trường bán sỉ, cho phép giá điện có thể tăng đến 20%. Cải cách thị trường này được coi là bước tiến lớn hướng tới tự do hóa ngành điện.
Tuy nhiên, hành động của chính phủ được cho là không đủ để ngay lập tức chấm dứt tình trạng đứt gãy nguồn cung điện. Cùng với căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, thiếu hụt điện đã tạo ra cấp độ bất trắc lớn với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 3, với GDP tăng trưởng thực tế chỉ đạt 4,9%.
“Nhiều công ty thực sự bị sốc trước mức độ trầm trọng của thiếu điện. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn đến cuối năm nay”, Thomas Luedi, chuyên gia hãng tư vấn Bain có trụ sở ở Thượng Hải nói.
Theo ông, giá năng lượng tăng sẽ sớm đẩy một bộ phận các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng. Riêng tại Quảng Đông, trung tâm sản xuất, chế tạo lớn nhất tại Trung Quốc, giới chức cao cấp giấu tên cho biết đã có tới 150.000 nhà máy chịu ảnh hưởng bởi thiếu hụt năng lượng trong tháng 9 vừa qua. Tình cảnh này sẽ không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Các nhà máy được khuyến khích sử dụng máy phát điện, làm tăng việc sử dụng nguồn nhiên liệu diesel.
Thiếu điện tác động lớn đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Một chủ doanh nghiệp giấu tên ở miền nam Trung Quốc cho biết nhiều công ty sẽ phải sử dụng đến máy phát điện dự phòng, mà việc sử dụng trong một số trường hợp bị coi là không hợp pháp. Họ sẽ phải sửa sang, tân trang lại máy phát điện, nhưng làm như vậy còn nhanh hơn là khởi động xây dựng một nhà máy phát điện mới. “Thiếu điện hiện làm giảm thời gian sản xuất từ 30-40% và các công ty thương mại cũng đang đối mặt với tình trạng kinh doanh suy yếu và thiếu điện sẽ không biến mất chỉ sau ngày mai”, người này chia sẻ.
Ngay cả những công ty ở vị thế thuận lợi để thu lợi từ chính sách của chính phủ - như các công ty cung cấp dịch vụ khai mỏ và các nhà máy phát điện dự phòng, cũng không dễ chớp được cơ hội. Nathan Stoner, người phụ trách hoạt động tại thị trường Trung Quốc của Cummins, một tập đoàn chuyên về khai mỏ và điện, cho biết cơ hội là có, nhưng chính hoạt động của Cummins cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng cắt điện, ảnh hưởng đến các xưởng sản xuất của công ty đặt tại đại lục.
Tại Anh, Steve Levy, giám đốc điều hành nhà bán lẻ Heat Outdoors, nói rằng gần như toàn bộ mạng lưới nhà cung ứng tại Trung Quốc chuyên sản xuất lò sưởi, máy sấy khô tay đặt ở Giang Tô và Quảng Đông đều phải chịu tình cảnh cắt điện luân phiên trong tuần.
Điều này khiến thời gian giao hàng đội lên 6 tháng so với mức 4 tháng ở thời đỉnh điểm của đại dịch và chỉ 2,5 tháng so với thời kỳ trước dịch. “Tôi không thể đưa ra quyết định nào về thời gian giao hàng tận tháng 4 sang năm. Bởi chúng tôi không thể biết lúc đó thị trường sẽ diễn biến ra sao”, ông Levy nói.
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK