Khu thương mại tự do - đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế
Tăng trưởng kinh tế số từ thương mại điện tử bền vững Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới” |
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cái Mép. Ảnh: Q.K |
Chủ trương đã có
Tại Diễn đàn Liên kết phát triển logistics – Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ được tổ chức vào cuối qua, các chuyên gia nhận định, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đầy đủ các yếu tố để có thể xây dựng một khu thương mại tự do thúc đẩy phát triển cảng biển và kinh tế.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định mục tiêu đến năm 2030 Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. Tầm nhìn 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Đáng lưu ý, Nghị quyết 24-NQ/TW đưa quan điểm, Đông Nam Bộ cần tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. |
Cuối năm 2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về “Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”. Khu thương mại tự do là khu vực địa lý nằm trên một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhưng không áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thương mại.
Bà Rịa-Vũng Tàu hội đủ các điều kiện để phát triển trung tâm logistics và cảng biển trung chuyển quốc tế nhờ vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế từ châu Âu, Trung Đông qua khu vực Bắc Á và châu Mỹ. Sông Cái Mép-Thị Vải có đặc điểm sâu, khá rộng, ít bị bồi lắng cho phép các tàu trọng tải lớn ra vào thuận lợi; đồng thời, là cửa ngõ hướng biển phía Đông Nam trên tuyến đường xuyên Á thuộc hành lang kinh tế Đông Nam tiểu vùng sông Mê Kông (Bà Rịa-Vũng Tàu -TPHCM - Phnom Penh - Bangkok-Dawey).
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Nghị quyết 24-NQ/TW đưa ra chủ trương “Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”, đây là một chủ trương mới, nhằm tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò làm “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả vùng và cả nước. Để đạt mục tiêu có cảng trung chuyển quốc tế, cần có các khu thương mại tự do để trợ lực, tạo sức thu hút cho hàng hóa đến cảng, trong đó, liên kết nội vùng, liên vùng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Ông Thomas Sim, Phó Chủ tịch cấp cao Liên đoàn Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) cho biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đầy đủ các yếu tố để có thể xây dựng một khu thương mại tự do. Tuy nhiên, việc vận hành chính sách, thay đổi tư duy vẫn còn nhiều khó khăn. “Khu thương mại tự do là khái niệm thú vị mang đến những giá trị gia tăng. Tôi vui mừng khi nhận thấy và khuyến khích Bà Rịa - Vũng tàu xây dựng kỹ năng quan trọng cho người lao động, đây là yếu tố tạo sự thành công của Khu thương mại tự do và cũng là điểm kết nối với cụm logistics thế giới”. Theo ông Thomas Sim, Khu thương mại tự do là hình thức có thể thu hút vốn đầu tư FDI hiệu quả, đồng thời mở rộng sự thú vị của các quốc gia.
Hiện tại vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Đây là một tỷ trọng rất cao. Trong đó, tập trung chủ yếu tại TPHCM với hơn 11.000 doanh nghiệp, Bình Dương gần 1.700 doanh nghiệp và Đồng Nai hơn 1.200 doanh nghiệp. Vùng đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua hệ thống cảng Cát Lái (TPHCM), Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu). |
Phân tích cụ thể về nội dung này, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề cập đến 3 cơ hội cho sự phát triển của tỉnh. Đó là hàng hóa của các nước và vùng lãnh thổ, dù có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không, đều có thể được chuyển đến, xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công tại khu thương mại tự do của Bà Rịa-Vũng Tàu mà không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Sau đó, sản phẩm có thể có lựa chọn xuất khẩu sang một nước khác, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Động lực phát triển kinh tế biển
Các chuyên gia nhận định, việc có một khu thương mại tự do không chỉ thu hút các nhà đầu tư, tạo nên những giá trị về kinh tế mà các cảng biển cũng được hưởng lợi trong việc thu hút hàng hóa. TS. Trần Thị Hồng Minh đánh giá, nếu sớm triển khai hiệu quả, giải pháp này sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng các tiềm năng và cơ hội trong bối cảnh mới.
Đánh giá về lợi ích hình thành khu thương mại tự do, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa từ khu thương mại tự do, doanh nghiệp sẽ tránh hoặc giảm thiểu được các chi phí (thời gian, tài chính, nhân lực) liên quan đến thực hiện các thủ tục nhập khẩu, tái xuất, nộp thuế, hoàn thuế,… Đặt trong bối cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm hàng đầu về thu hút FDI và logistics của cả nước, việc hình thành và phát triển khu thương mại tự do sẽ giúp tăng thêm sức hấp dẫn của tỉnh, cả vùng Đông Nam Bộ, đối với nhà đầu tư nước ngoài.
“Ngoài ra, khu thương mại tự do có thể là nơi thử nghiệm vận hành các sáng kiến, dự án chuyển đổi số gắn với Hải quan nói riêng và quản lý hoạt động thương mại nói chung. Một nội dung quan trọng đang được nghiên cứu là thúc đẩy thương mại không giấy tờ, trong đó có thương mại không giấy tờ xuyên biên giới, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tránh được những rủi ro thiếu nhất quán về phân loại hàng hóa, tránh được vi phạm về thuế”- bà Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh. Cùng với đó, nếu tư duy và tổ chức hợp lý hướng đến phát triển bền vững, khu thương mại tự do có thể trở thành địa bàn thử nghiệm các mô hình kinh tế tuần hoàn
Ông Phạm Tấn Công cho biết, theo các đánh giá đầu tư ban đầu, việc hình thành phát triển khu thương mại tự do sẽ giúp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung tạo đột phá trong phát triển kinh tế, bởi các lợi ích hình thành một hệ sinh thái thương mại và logistics hoàn chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh của địa phương và khu vực. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ trực tiếp tại nội khu thương mại tự do, tạo ra cơ hội mời gọi các doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay tham gia hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:
Sẵn sàng cho việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị, Chính phủ giao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì thực hiện xây dựng các đề án hoàn thiện việc xây dựng, phát triển khu thương mại tự do Cái Mép Hạ trình Chính phủ trong năm 2023. Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, thời gian qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ động cập nhật chủ trương phát triển khu thương mại tự do vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức lập quy hoạch trung tâm logistics Cái Mép Hạ với diện tích hơn 1.686ha; khẩn trương xác định vị trí, quy mô khu thương mại tự do; giao cơ quan chuyên môn xác định cụ thể diện tích, địa điểm xây dựng khu thương mại tự do với tọa độ địa lý. Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ sẽ hình thành trung tâm sản xuất và dịch vụ logistics hiện đại, bảo đảm thực hiện tất cả các dịch vụ thương mại quốc tế. Trong đó, có sản xuất công nghệ cao, chế biến, sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản, trưng bày giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ thông quan, kiểm định hàng hóa tại chỗ cho hàng hóa XNK. Đồng thời, xây dựng chiến lược thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, năng lực quản lý đến khu thương mại tự do, tập trung vào các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh như: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại, các lĩnh vực công nghệ-tài chính, kinh tế số; những mô hình phù hợp trên thế giới, tạo sức hút mạnh mẽ những nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, năng lực quản lý. Bà Trần Thị Hồng Minh,Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương:
Bốn nhiệm vụ triển khai Khu thương mại tự do Để khu thương mại tự do trở thành đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện 4 nội dung: Thứ nhất, cần xác định địa điểm, quy mô xây dựng khu thương mại tự do phù hợp với các quy hoạch liên quan, thực trạng và định hướng phát triển kết nối giao thông, dịch vụ (trong đó có dịch vụ logistics) ở quy mô vùng và liên vùng. Theo đó, tỉnh cần đặc biệt trao đổi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, rà soát các chính sách kinh tế-thương mại và các chính sách liên quan như phát triển nguồn nhân lực, phát triển các tiện ích (tài chính-bảo hiểm-ngân hàng, y tế,…) phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trong khu thương mại tự do. Trong đó, xác định các chính sách cần thực hiện trong thẩm quyền của tỉnh và kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện các cơ chế liên quan (kể cả cơ chế đặc thù, trong trường hợp cần thiết) để vận hành hiệu quả khu thương mại tự do. Thứ ba, nghiên cứu, kiến nghị thành lập mô hình tổ chức, bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, gắn với tư duy và phương thức quản trị hiện đại, minh bạch, có đo lường kết quả rõ ràng (gắn với tư duy liên kết vùng) trong hoạt động của khu thương mại tự do. Thứ tư, xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật để chuẩn bị cho việc vận hành khu thương mại tự do. Ông Richard Oliver Szuflak, Tổng giám đốc Tập đoàn DP World Việt Nam:
Cần thiết lập một ban quản lý chuyên biệt minh bạch để vận hành Công ty DP World đang vận hành khoảng 20 khu thương mại tự do (FTZ) trong toàn cầu. Nổi tiếng nhất là ở Dubai, có khoảng 6.000 ha, liên kết chặt chẽ với cảng biển. Có nhiều FTZ nữa ở Ấn Độ, Bắc Mỹ, châu Phi. DP World cũng rất quan tâm tới cơ hội tại Việt Nam. Tại Việt Nam hiện tại chưa có khu thương mại tự do như thế, nhưng cũng có nhiều người đang nỗ lực thực hiện một hành lang pháp lý cho nó, nếu được thì Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là tỉnh tiên phong. Để triển khai khu thương mại tự do, cũng cần thiết lập một ban quản lý chuyên biệt minh bạch để vận hành riêng. Mô hình này nhiều nước rất ủng hộ và cũng rất thành công. Theo tôi, trong vòng 5 năm tới các chính quyền, các nhà hoạch định, ban quản lý cũng cần có tầm nhìn xa hơn. Nếu triển khai khu thương mại tự do thì các bên đều sẽ có lợi ích chung trong mô hình này. Tôi đề xuất một lộ trình 6 bước, đơn giản hóa việc triển khai một khu thương mại tự do. Tuy khó nhưng nếu phân kỳ các bước ra thì có thể từng bước thực hiện được. Ông Thoang Trần, Giám đốc CT - Strategies Việt Nam:
Việt Nam cần có cách tiếp cận mới, toàn diện Khu thương mại tự do tại các nước và các địa phương không giống nhau cũng không chuyển giao công nghệ, vận hành… nhiều quốc gia phát triển các ngành công nghiệp và logistics thường sở hữu các khu thương mại tự do. Đây được coi là một trong những trụ cột vững chắc phát triển của các quốc gia. Vì vậy, để đi nhanh và bắt kịp các nước trong ngành công nghệ cao và logistics hiện đại, Việt Nam cần có cách tiếp cận mới, toàn diện, đột phá với các chính sách cởi mở để xây dựng khu thương mại tự do. Sự ra đời của khu thương mại tự do Cái Mép Hạ sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được các nguồn hàng hóa từ các nước khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, khu thương mại tự do Cái Mép Hạ cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao sang các thị trường lớn như châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những điều kiện để Việt Nam phát triển nền kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. |
Tin liên quan
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK