Không theo đuổi lạm phát thấp bằng mọi giá
Thấp chưa phải đã tốt
Trong vòng hơn 25 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên xuống hết sức thất thường, không ổn định khi ở mức 2 con số, khi ở mức một con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%. Nguyên nhân lạm phát thiếu ổn định như vậy là do các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn, những năm lạm phát thấp trước đây chủ yếu do giá lương thực thực phẩm và giá cả các mặt hàng thiết yếu trên cả thế giới giảm thấp.
Từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7% (6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). CPI năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%; nếu so tháng 12-2014 với tháng 12-2013 chỉ tăng ở mức 1,84%. Như vậy, nhìn tổng thể trong giai đoạn 2011-2014 thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả. Với mức lạm phát dao động khoảng 6%, Việt Nam đã nhường lại vị trí là nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực cho Indonesia (8,32%) và trở thành một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất.
Theo TS. Ngô Vân Hiền (Học viện Tài chính),Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát thấp. Với xu hướng lạm phát thấp, GDP gia tăng, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và từng bước chuyển biến đáng kể, tạo đà cho những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, theo TS. Hiền, Chính phủ cũng không nên theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát thấp bằng mọi giá mà cần tiếp tục triển khai các chính sách, biện pháp trung và dài hạn nhằm chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, có tính cạnh tranh cao hơn. Để giữ mức lạm phát khoảng 5% trong năm 2015, cần tránh cú sốc giá, vì các cú sốc này chỉ mang tính tạm thời, ngắn hạn nhưng lại gây ra sự biến động lớn trong mức giá chung.
Trước đó, trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ cũng bày tỏ quan điểm không nên duy trì mức lạm phát thấp. Bởi theo ông, lạm phát thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế, do đó, vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay là kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, nếu có thể phải duy trì mức lạm phát cao hơn so với hiện nay cũng là cần thiết.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nếu lạm phát thấp, nhưng tác dụng phụ trở lại là tăng trưởng dưới tiềm năng thì công tác điều hành mới chỉ thành công một nửa.
Mức nào là phù hợp
Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (Viện Chiến lược Ngân hàng) những căn nguyên của lạm phát chưa thực sự được giải quyết triệt để, vì vậy duy trì tính ổn định của lạm phát trong những năm tiếp theo vẫn là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Vấn đề đặt ra là cần kiểm soát lạm phát ổn định ở mức hợp lý, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc duy trì mức lạm phát ổn định ở mức thấp hợp lý góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với Việt Nam, giai đoạn duy trì lạm phát ổn định là thời cơ thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách.
Đồng thời, đây cũng là thời cơ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bằng các chính sách miễn, giảm, hoãn một số khoản thu ngân sách, hỗ trợ lãi suất đầu tư hoặc cho vay tạm trữ sản phẩm khi giá cả xuất khẩu bị sụt giảm… Đối với người tiêu dùng, cán bộ công chức, người nghỉ hưu, các đối tượng chính sách và đại đa số người dân, CPI tăng chậm là điều đáng mừng bởi nỗi lo tăng giá không còn ám ảnh, đời sống được ổn định.
Cân nhắc thiệt - hơn, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh đề nghị nếu duy trì được lạm phát ổn định ở mức 4-6% sẽ tốt cho phát triển kinh tế. Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Nguyễn Ngọc Tuyến lại dự báo là CPI năm 2015 sẽ tiếp tục ở mức thấp, có thể giao động trong khoảng 2- 3%. Theo ông, mức lạm phát này sẽ kéo dài trong một số năm, và cũng nhiều khả năng sẽ là suốt giai đoạn 2016- 2020.
Vẫn còn nhiều dự đoán được đưa ra và tính toán của các chuyên gia kinh tế, những người hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, không vì lạm phát thấp mà "té nước theo mưa", nhân cơ hội này điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo cơ chế thị trường mà không theo lộ trình, tính toán.
Theo TS. Nguyễn Minh Thụy, nếu Chính phủ thực hiện những quyết sách mạnh về điều chỉnh giá một số hàng hóa quan trọng và nhạy cảm hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ để tạo động lực cho tăng trưởng cao hơn... thì CPI của Việt Nam tháng 12-2015 so với tháng 12-2014 sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Do vậy, Chính phủ cần có giải pháp điều hành nền kinh tế đồng bộ và thực hiện quyết liệt để giữ ổn định giá cả thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô như mục tiêu đã đề ra. Ông Ngô Trí Long cũng đồng quan điểm khi cho rằng, lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững, dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó kiểm soát. Do vậy, cần tập trung kiểm soát lạm phát ngay cả khi vẫn ở mức thấp để tránh rủi ro cho những năm tới.
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK