Không lơ là phòng chống dịch Covid-19 tại các bệnh viện
Phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế có vai trò rất quan trọng. Ảnh: Hà Linh |
Hậu quả khôn lường nếu chủ quan
Tìm hiểu thực tế phòng chống dịch Covid-19 hiện nay tại các cơ sở y tế, phóng viên nhận thấy hầu hết các nơi đều thực hiện khá tốt công tác sàng lọc, phân loại bệnh nhân ngay từ cổng vào. Theo đó, khi tới các cơ sở y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều được đo nhiệt độ và khai báo y tế.
Ngày 17/2 vừa qua Sở Y tế Hà Nội ra quyết định đình chỉ hoạt động với phòng khám Raffles Medical (địa chỉ tại số 51 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) với lý do liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý Hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ sở y tế này đã không có chỉ định lấy mẫu xét nghiệm với bệnh nhân 2.229 (trường hợp người Nhật Bản tử vong tại Tây Hồ) dù ông xuất hiện những dấu hiệu bất thường, để sau đó bệnh nhân tiếp tục ra cộng đồng, tiếp xúc với nhiều người gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch của TP.
Thừa nhận những hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở y tế Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, nhiều ca bệnh có triệu chứng sốt, ho, khó thở, viêm phổi không được xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Đây là lỗ hổng lớn, nguy cơ lây nhiễm ở bệnh viện rất lớn.
Bên cạnh đó, theo người đứng đầu ngành Y tế, năng lực cơ sở y tế thực tế của Việt Nam còn tương đối hạn chế, chưa thể có đủ điều kiện như các nước phát triển về giường bệnh, năng lực hồi sức cấp cứu… để đáp ứng khi dịch lây lan mạnh như các nước.
ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, cơ sở y tế là nơi đầu tiên phát hiện ca bệnh, đánh dấu một ổ dịch và cũng là nơi xác nhận kết thúc một ổ dịch, một vụ dịch. Vì thế, cơ sở y tế được coi là nơi trọng yếu để phát hiện, sàng lọc, điều trị các ca bệnh. Nếu bệnh viện không làm tốt công tác sàng lọc, kiểm tra, phát hiện bệnh nhân Covid-19 kịp thời sẽ khiến nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng, khó kiểm soát, hậu quả đè nặng lên công tác chống dịch của cả nước.
Khi dịch bệnh lây lan nhanh, số ca mắc tăng dần thì vấn đề điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đặt ra một cách cấp thiết. Do vậy, theo Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, việc đào tạo bác sỹ hồi sức cấp cứu khả năng điều trị Covid-19 có khả năng đặt được hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) phải mất từ 2-3 năm mới thành thạo. Trong khi thực tế, không phải cơ sở y tế nào cũng có đội ngũ bác sỹ có thể đáp ứng yêu cầu.
“Chẳng hạn, tại đợt dịch Covid-19 xảy ra tại Đà Nẵng, khi ổ dịch tấn công vào chính khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, đơn vị đã ngay lập tức vấp phải tình huống khó khăn là thiếu cơ sở hồi sức để điều trị bệnh nhân nặng, trong khi bệnh nhân nặng gia tăng liên tục 5-7ca/ngày”, ông Khoa cho hay.
Hiện ở các địa phương, năng lực hồi sức cấp cứu với các ca bệnh nặng mới chủ yếu tập trung ở bệnh viện đa khoa tỉnh, trong khi đó, các giường bệnh vẫn đang dành cho các bệnh nhân khác. Mặc dù các cơ sở y tế trên toàn quốc đã được trang bị máy thở có khả năng điều trị Covid-19, nhưng năng lực điều trị ECMO mới chỉ một số ít bệnh viện làm được và đều phải huy động từ các bệnh viện lớn.
Xử nghiêm vi phạm
Để phòng chống dịch Covid-19, theo các chuyên gia y tế, với từng bệnh viện, kể cả các đơn vị không điều trị Covid-19 vẫn phải tuân thủ việc sàng lọc, phân luồng… Các bệnh viện phải chuyển đổi một số công thức trong khám, chữa bệnh như: Thanh toán không dùng tiền mặt, khám chữa bệnh từ xa, các trường hợp bệnh mãn tính tăng cường tư vấn điều trị từ xa, cấp thuốc dài hạn hơn… Cần có sự chuẩn bị và phương án cụ thể, nếu không sẽ rất lúng túng.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện phải nâng mức độ cao nhất trong phòng, chống Covid-19. Các bệnh viện cần tăng cường kiểm tra giám sát, tăng cường truyền thông để người nhà bệnh nhân hạn chế đến bệnh viện, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo giữa người nhà với bệnh nhân, cán bộ y tế và ngược lại… "Chúng ta đã có những bài học phải trả với giá rất đắt khi để lây nhiễm chéo trong bệnh viện", Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại.
Để dự phòng các tình huống dịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dự phòng cả trường hợp không có sự hỗ trợ từ các địa phương khác, theo lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, mỗi tỉnh, thành phố phải chuẩn bị ít nhất 1-2 bệnh viện có phương án chuyển đổi từ bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa thành bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.
Đồng thời, ông Nguyễn Trọng Khoa cho hay, các địa phương cần có phương án chuẩn bị các điều kiện để thiết lập các cơ sở dã chiến điều trị Covid-19 từ tận dụng các cơ sở ngoài y tế có thể lưu trú để điều trị bệnh nhân như: Cung thể thao, các trường học, ký túc xá…
Chẳng hạn, với tỷ lệ hơn 80 các ca mắc Covid-19 không có triệu chứng như hiện nay, thì không nhất thiết bệnh nhân đó phải ở trong bệnh viện, mà chỉ cần sử dụng các cơ sở để cách ly, điều trị dưới sự theo dõi của tổ y tế thường xuyên và đưa vào bệnh viện kịp thời.
Tuy nhiên, việc thành lập các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly điều trị người bệnh Covid-19 cũng cần bảo đảm vấn đề xử lý chất thải, không khí, không để phát tán mầm bệnh ra ngoài.
Phía Sở Y tế TP Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở cho hay, Sở Y tế đã liên tiếp có văn bản yêu cầu giám đốc các bệnh viện trên địa bàn TP rà soát, củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành, khẩn trương khắc phục ngay các vấn đề tồn tại.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đơn vị nào không bảo đảm điều kiện phòng, chống dịch Sở sẽ ra quyết định đóng cửa bệnh viện đối với các bệnh viện ngoài công lập, còn đối với các bệnh viện công lập đề nghị kiểm điểm tạm dừng việc điều hành của giám đốc đơn vị.
Tin liên quan
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
10:09 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bệnh viện Tâm Anh đứng đầu các bệnh viện tư tại TPHCM về chất lượng
10:55 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK