Khơi thông nguồn lực phát triển hạ tầng, kinh tế vùng ĐBSCL
Hàng hóa XNK qua cảng quốc tế Long An. Ảnh: T.H |
Huy động vốn phát triển hạ tầng
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 của khu vực là mức tăng trưởng bình quân phải đạt khoảng 6,5- 7%/năm. Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới nhắm khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững của các địa phương trong vùng.
“Hạ tầng kỹ thuật vùng ĐBSCL vẫn chưa đạt được yêu cầu phát triển như mong muốn và nhìn chung vẫn còn là một điểm nghẽn cho sự phát triển của toàn vùng. Để thực hiện mục tiêu trên, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện thiết yếu và cấp bách”- ông Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chia sẻ về vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho biết, nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật của đất nước giai đoạn tới rất lớn. “Đối với ĐBSCL, giai đoạn 2021 – 2025, được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước 90 nghìn tỷ đồng, với 11 dự án thành phần. Nhưng nguồn vốn này cũng chỉ đáp ứng được 49% tổng vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là một nửa nguồn vốn còn lại, huy động ở đâu?”- TS Lực đặt câu hỏi, đồng thời đề xuất một số giải pháp: Cần đẩy nhanh hoàn thành các quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA; cần cơ cấu lại, phát huy vai trò của ngân hàng Phát triển Việt Nam; tháo gỡ vướng mắc trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư....
Thẳng thắng chỉ ra những điểm còn hạn chế tại địa phương, ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ cho biết: GRDP bình quân đầu người của Vùng thấp hơn mức bình quân chung cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu các hạ tầng quan trọng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Chưa có cảng đầu mối, trung tâm logistics lớn, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp xuống cấp... Thành phố Cần Thơ đề xuất xây dựng Dự án “Kết nối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và đầu tư xây dựng Đường cao tốc trên cao”.
Khai thác lợi thế kinh tế cửa khẩu
Đánh giá cao lợi thế phát triển kinh tế tại ĐBSCL, các diễn giả cho rằng cần khắc phục hạn chế về hệ thống cảng, chuỗi logistics để khai thác lợi thế kinh tế cửa khẩu. Theo TS. Phạm Hoài Chung, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội, với khoảng 340 km đường biên giới với Campuchia; 6 cửa khẩu quốc tế là: Hà Tiên, Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước, Dinh Bà, Bình Hiệp và 12 cửa khẩu phụ kết nối với Campuchia; có đường bờ biển dài xấp xỉ 740km và vùng biển rộng lớn tiếp giáp với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, trong vùng có các tuyến cao tốc, quốc lộ theo quy hoạch sẽ tăng cường khả năng kết nối trên hành lang vận tải xuyên Á và kết nối các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng GMS.
Tuy nhiên, hệ thống cảng, bến thủy nội địa trong vùng có quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, phân tán. Chưa có các bến gom hàng cho các cảng thủy nội địa lớn trong Vùng. Thiếu hệ thống báo hiệu hay công nghệ định vị hỗ trợ vận tải thủy vào ban đêm.
Hiện cảng lớn nhất trong vùng là cảng Cái Cui tiếp nhận được tàu tải trọng 20.000 DWT, tuy nhiên bị hạn chế của luồng sông Hậu nên chưa khai thác hết công suất. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hiệu quả khai thác còn thấp so với công suất thiết kế, cảng hàng không Rạch Giá, cảng hàng không Cà Mau có quy mô nhỏ, sử dụng kết hợp với sân bay quân sự, khả năng khai thác hạn chế.
Chưa hình thành được các trung tâm logistics; chưa có các doanh nghiệp có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo trong vùng, hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp tại TP HCM hoặc các địa phương khác; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các dịch vụ logistics; khả năng liên kết các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics còn yếu,..
Nêu lên những định hướng và kỳ vọng về phát triển hạ tầng giao thông gắn với phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế biên mậu, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, An Giang có lợi thế đường biên giới dài gần 100 km tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia), là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước thành viên ASEAN. Đây là lợi thế không nhỏ của An Giang trong phát triển thương mại biên giới.
Theo Bà Nguyễn thị Minh Thúy, An Giang đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu chức năng khu kinh tế cửa khẩu để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, gắn với phát triển kinh tế biên mậu là động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK