Khơi thông dòng vốn đang "ùn ứ" tại ngân hàng
Giải quyết “gốc rễ” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khả năng tiếp cận vốn Bài toán vốn cho lĩnh vực xuất nhập khẩu Thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cho ngân hàng thẩm định, giám sát khi cấp tín dụng xanh |
Ngân hàng có thể "may đo" các chương trình tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực trọng tâm. Ảnh : H.Dịu |
Kinh doanh chưa khả thi, chưa có nhu cầu vay vốn
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 9/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung tháo gỡ nút thắt vốn tín dụng, khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định, điều kiện, thủ tục cho vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp vào các lĩnh vực ưu tiên. Thủ tướng nhấn mạnh, ngân hàng và doanh nghiệp cần chia sẻ và thấu hiểu, đặt mình vào địa vị người khác, "trong tôi có anh, trong anh có tôi" để xử lý công việc.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, NHNN đã ban hành các thông tư cho phép cơ cấu lại nợ cho bên vay, thực hiện đến hết tháng 6/2024 và nới điều kiện cho phép tổ chức tín dụng đầu tư, mua lại trái phiếu doanh nghiệp, hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023. Đồng thời, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành giúp các ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay. |
Chỉ trước đó 2 ngày, ngày 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp. Tại cuộc họp này, đại diện lãnh đạo NHNN đã thẳng thắn nhìn nhận, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền", bởi doanh nghiệp khó hấp thụ vốn.
Theo NHNN, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 ở mức 14-15% mà NHNN đặt ra từ đầu năm thì hiện dư địa tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống còn khoảng 9%, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng.
Theo đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khó khăn không chỉ do thiếu vốn mà chủ yếu do thiếu đơn hàng và đơn giá thấp. Doanh nghiệp chưa tìm được cơ hội sản xuất - kinh doanh khả thi, thu về lợi nhuận thì không có nhu cầu vay vốn, dù lãi suất cho vay hiện đã giảm hơn nhiều so với thời gian trước.
Phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể
Vì thế, việc tìm “phương thuốc” để giải căn bệnh "ùn ứ" tiền cho ngân hàng đang rất cấp bách, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Theo các chuyên gia, việc này phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể trong cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đề nghị nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, chính sách tiền tệ cần linh hoạt, thích ứng để giảm mặt bằng lãi suất và tăng dự trữ ngoại hối, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm để hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát, phục hồi và phát triển. Đồng thời phải hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm nghĩa vụ trả nợ, kích cầu tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính.
Ngoài ra, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, các giải pháp cần phải tách bạch, "không được đánh đồng" giữa vai trò của NHNN và các ngân hàng thương mại. NHNN cần tiếp tục điều chính sách tiền tệ khôn khéo, gắn với bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh cần tính đánh giá, toán kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh…
Mặc dù vậy, việc kích cầu tín dụng dù cấp bách nhưng cũng không thể làm dàn trải bởi theo NHNN, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng. Điều này được nhận định là sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.
Nên trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, vốn dư thừa tại các ngân hàng, các chuyên gia cho rằng cần phải tính toán về ngành hàng nào cần tập trung đầu tư, có khả năng thu hồi vốn cao, hỗ trợ khôi phục thị trường để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả, thậm chí là có thể "may đo" chương trình tín dụng với những ưu đãi riêng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, về phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, cần xác định rõ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng trong tình hình hiện nay; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành công nghiệp chủ lực; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ… Trong nông nghiệp, thúc đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cuối năm, các dịp lễ tết. Trong dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao…
Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để đáp ứng điều kiện của các đơn hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp trong ngành đang chú trọng vào “chuyển đổi xanh”, nên ngành ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp dệt may đầu tư chuyển đổi công nghệ, phát triển bền vững.
Tương tự, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị hướng dòng vốn tín dụng vào chuyển đổi xanh, các ngành hàng có triển vọng tốt như nông lâm, thủy sản, các ngành hàng xuất khẩu…
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK