Khơi thông các động lực tăng trưởng để khôi phục kinh tế
XK hàng hóa là điểm sáng của kinh tế trong 8 tháng đầu năm và là động lực cho kinh tế năm 2020. Ảnh: ST |
Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt ảnh hưởng tới các ngành hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô trong khi thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng nhanh. Theo nhiều chuyên gia, việc kiểm soát thành công dịch Covid-19 sau lần bùng phát trở lại vào tháng 7 và những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế 8 tháng đầu năm, tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế 4 tháng cuối năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021.
Cùng với thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các giải pháp để thu hút dòng vốn FDI hậu Covid-19 cũng được gấp rút triển khai. Theo đó, bên cạnh việc đốc thúc rà soát quỹ đất sạch, chuẩn bị về hạ tầng, nhân lực, các chính sách đặc biệt ưu đãi thu hút FDI, thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều hội nghị trực tuyến về thu hút đầu tư FDI đã được tổ chức. Đơn cử, hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam Nhật Bản được tổ chức vào cuối tháng 7/2020 đã thu hút hơn 1.000 DN Nhật Bản tham dự; Hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Singapore vừa được tổ chức tuần qua cũng đã thu hút 500 DN Singapore tham gia... |
Theo đó, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tiếp tục được duy trì; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần; mặt bằng lãi suất giảm; tỉ giá, thị trường ngoại hối ổn định. CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với cùng kỳ, bước đầu đã kiểm soát ở mức dưới 4% so với mục tiêu Quốc hội giao. Thị trường tiền tệ, tín dụng nhìn chung ổn định. Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh.
“Sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của Covid-19, được xếp hạng 12/66 nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh. Theo nhận định của một số định chế tài chính lớn, nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3% trong năm 2020”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Để lấy lại đà tăng trưởng, phục hồi kinh tế trong 4 tháng cuối năm và năm 2020, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt để tạo sức bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Như vậy, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng sẽ là “kiềng ba chân”, là động lực chính của kinh tế 2020.
Tập trung thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, đây cũng chính là mệnh lệnh từ Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Kinh tế thế giới năm nay được dự báo sẽ suy giảm từ 4-5%, trong khi đó kinh tế Việt Nam được dự báo là có thể tăng trưởng dương ở mức khoảng 2 %, khả năng tăng trưởng dương của nền kinh tế thể hiện lên chỉ số XK của chúng ta”. Có thể thấy, XNK hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong 8 tháng, trong đó, xuất khẩu đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,6%. Đặc biệt, xuất khẩu của khu vực trong nước đạt gần 61 tỷ USD, tăng 15,3% và kinh tế Việt Nam xuất siêu lớn.
Một chuyên gia của Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia nhấn mạnh, tín hiệu đáng chú ý là XK của khu vực doanh nghiệp trong nước đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng XK của khu vực FDI, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được cơ hội từ Covid. Covid-19 có tác động tiêu cục nhưng cũng có tác động tích cực, ít nhất là với những mặt hàng phù hợp với định hướng XK của những DN trong nước. Các chuyên gia cho rằng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các DN XK duy trì, mở rộng thị trường, các mặt hàng có lợi thế trong XK tiếp cận được với thị trường nước ngoài, không để giảm thị phần, mất thị trường xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư các dự án trọng điểm
Liên quan đến đầu tư, đến thời điểm này, đầu tư công vẫn được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2020. Để khơi thông nguồn lực quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp tục yêu cầu phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA, tạo động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tập trung tối đa cho công tác giải ngân vốn đầu tư công ở các công trình trọng điểm, trong đó công tác giải phóng mặt bằng có yếu tố quyết định đến tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các đại dự án như Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bến Lức - Long Thành, các dự án đường sắt đô thị và các dự án cấp bách khác... Theo Bộ KH&ĐT, hết tháng 8/2020, gần 50% vốn đầu tư công năm 2020 đã được giải ngân.
Cùng với duy trì, mở rộng thị trường XK, thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân là giải pháp quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính (Đại học Kinh tế TPHCM) cho rằng, kích thích tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ trợ lực cho đầu tư công để giữ tổng cầu ổn định ở một mức độ nào đó, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế được duy trì và ngăn chặn khả năng rơi vào suy thoái. Thế nhưng, người dân đang có xu hướng sắp xếp lại chi tiêu, tiết kiệm hơn, phòng thủ nhiều hơn để đối phó với những kịch bản xấu có thể xảy ra trong tương lai và tâm lý phòng ngừa rủi ro chính là rào cản khó khăn nhất của các giải pháp kích cầu. “Chính sách kích cầu lần này muốn thực sự hiệu quả và tạo ra đột phá cần phải có giải pháp để xóa tâm lý bi quan đang đóng băng niềm tin của người tiêu dùng. Chúng ta sắp bước vào quý 4 với nhiều đợt mua sắm lớn trong năm, đây là cơ hội để các chính sách kích cầu phát huy tác dụng tối đa. Nếu người dân tin rằng tình hình sẽ tốt lên, dịch bệnh không còn diễn biến xấu, Chính phủ có các chính sách đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập, ổn định kinh tế thì người dân sẽ khôi phục lại các nhu cầu, khi đó, sản xuất nói riêng và nền kinh tế sẽ được vực dậy”, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK