Khó quản lý hàng giao dịch qua thương mại điện tử
Công chức Hải quan Hữu Nghị hướng dẫn DN làm thủ tục hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong nước và trên địa bàn đối với nhóm hàng tiêu dùng, may mặc… được thực hiện chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử. Song song với đó, trong hoạt động làm thủ tục XNK hàng hóa, nhiều DN đã ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) trong các giao dịch, điều này kéo theo tình hình gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử gia tăng.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, cần xây dựng một hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử; quy định, cơ chế, chính sách cụ thể, chế tài rõ ràng nhằm kiểm soát có hiệu quả công tác giám sát quản lý nhà nước về hải quan trong hoạt động này. |
Trước thực tế đó, Cục Hải quan Lạng Sơn đã xác định nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cấp bách. Trong đó, Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn cục tăng cường hiệu quả công tác này, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm xảy ra.
Theo đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã phát hiện lô hàng NK theo tờ khai vận chuyển độc lập của Công ty TNHH Chuyển phát nhanh S1 dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động này.
Tuy nhiên, khi tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra thực tế, do số lượng hàng hóa lớn, nhiều chủng loại và được đóng gói nhỏ lẻ có đề tên người nhận nên trong quá trình kiểm tra không thể mở hết các bao gói. Trước thực tế đó, Hải quan Hữu Nghị đã tập trung vào các mặt hàng có nghi ngờ về giả mạo xuất xứ, hàng giả, hàng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thực phẩm. Kết quả bước đầu cho thấy, có 5 mục hàng thuộc danh mục cấm NK.
Mặc dù vậy, theo đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, khi đã phát hiện sai phạm và áp dụng các quy định vào quá trình xử lý, đơn vị lại gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tại Điều 17 Thông tư 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh gửi dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa NK chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, quy định: “Tờ khai vận chuyển độc lập theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BTC; 1 bản vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa XK). Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên bản lược khai hàng hóa điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan Hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan…”.
Cũng tại Điểm 7.37 mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BTC quy định: “Người khai hải quan khai báo tên hàng vận chuyển. Trường hợp thuộc một vận đơn có nhiều chủng loại thì người khai báo tên của những hàng hóa có giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị lô hàng. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực hiện khai tiêu chí tên hàng như sau: Trường hợp hàng XK hoặc hàng quá cảnh XK có nhiều tên hàng thì người khai không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai XK”, trường hợp hàng hóa NK thì ghi “chi tiết theo vận đơn”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, hàng hóa NK theo loại hình chuyển cửa khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh thường nhiều mục hàng (khoảng 6.000 đến 10.000 mục), bảng kê hàng hóa miêu tả rất chung chung và không chính xác về hàng hóa thực tế đóng gói như mã sản phẩm, mã thùng, tên người nhận trên các gói sản phẩm. Trong khi đó, người khai hải quan không phải xuất trình bảng kê chi tiết hàng hóa, đặc thù của cửa khẩu đường bộ lại không có vận đơn, không có bản lược khai hàng hóa nên việc thực hiện đối chiếu, kiểm tra giữa chứng từ của người khai hải quan với hàng hóa rất khó khăn và không có căn cứ.
Đặc biệt, qua vụ việc phát sinh đã xảy ra ở cửa khẩu Hữu Nghị, khi tiến hành kiểm tra thực tế gặp rất nhiều khó khăn do hàng hóa với số lượng lớn, được đóng gói các bao/gói nhỏ, bên ngoài ghi tên và địa chỉ người nhận. Do đó, công chức Hải quan phải mở tất cả các bao, gói hàng hóa để kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo giữ nguyên phần ghi tên và địa chỉ người nhận dẫn đến mất nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra.
Từ những khó khăn này, Hải quan Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Hải quan Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị trong toàn cục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực thực thi các quy định về hoạt động thương mại điện tử cho cán bộ công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu. Đặc biệt, chú trọng tới các phương tiện NK hàng hóa qua hình thức chuyển phát, bưu chính quốc tế để kịp thời phát hiện các đối tượng sử dụng công nghệ điện tử để đặt hàng và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để NK các mặt hàng vi phạm.
Ngoài ra, Hải quan Lạng Sơn cũng đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin với Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) nhằm phát hiện các đối tượng sử dụng các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các dịch vụ trên không gian mạng do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới để buôn lậu, XNK, vận chuyển hàng hóa vi phạm qua địa bàn hoạt động hải quan.
Tăng cường công tác kiểm soát thực tế từ cửa khẩu đã được Hải quan Lạng Sơn làm chặt, nhưng theo đơn vị, thời gian tới, cần đưa ra quy định cụ thể để kiểm soát chặt và xử lý các vụ việc phát sinh.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục vận chuyển độc lập đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, người khai hải quan phải xuất trình bảng kê thể hiện chi tiết mã số kiện hàng hóa, mã sản phẩm, tên người nhận để cơ quan Hải quan có căn cứ kiểm tra, giám sát hàng hóa nhằm tránh việc DN lợi dụng sự thông thoáng của loại hình này để buôn lậu, gian lận thương mại.
Tin liên quan
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK