Khi “biên nóng” bình yên! – Bài 1: Lạng Sơn không còn là “điểm nóng” buôn lậu?
Thị trấn Đồng Đăng thời điểm này không còn cảnh xe cóc chất ngất hàng lậu lao vun vút trên đường. Ảnh: H.N |
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi trở lại biên giới Lạng Sơn sau gần 3 năm dịch Covid-19 bùng phát. Đi qua các tuyến đường từ thị trấn Đồng Đăng tới các khu vực cửa khẩu như: Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma, Hữu Nghị, điều chúng tôi nhận thấy rõ là mọi hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa dường như đã là “thời dĩ vãng”. Số liệu thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn cũng cho thấy, tính đến ngày 12/8, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 844 vụ vi phạm, trị giá tang vật ước tính gần 29,2 tỷ đồng, giảm 25,7% số vụ và 13,2% về trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2021.
Những ngày yên ả...
So với 2-3 năm trước đây, thời điểm này, lên Lạng Sơn, ai cũng thấy rõ sự bình yên hiếm có ở một tỉnh biên giới. Khu vực biên giới giờ chỉ còn thấy những chuyến xe container, xe tải chở hàng nông sản, trái cây tươi, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… chầm chậm nối đuôi nhau tiến về khu vực cửa khẩu làm thủ tục thông quan. Trên những cung đường từ các cửa khẩu, lối mòn dẫn về thị trấn Đồng Đăng không còn nhìn thấy bóng dáng những chiếc xe máy, xe ô tô một thời được ví như “con cào cào” “ngựa chiến”, “xe cóc”… chất ngất ngưởng hàng lậu lao vun vút trên đường…
Từ khi dịch Covid -19 bùng phát (năm 2020) tới thời điểm này, tất cả hoạt động XNK, XNC chỉ còn được duy trì tại 4 cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng. Có thời điểm chỉ còn 2- 3 cửa khẩu hoặc duy nhất tuyến đường sắt được hoạt động. Và cũng dễ dàng cảm nhận được độ “nóng” của tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trái phép ở biên giới xứ Lạng đã “hạ nhiệt”…
Trở lại cửa khẩu Tân Thanh sau gần 3 năm dịch bùng phát, men theo con đường nhỏ uốn lượn ngược lên núi đá vôi hiểm trở, chúng tôi có cảm giác như đã quá lâu rồi không có bước chân người qua. Trong câu chuyện trên đường đi, một công chức Hải quan Tân Thanh cho biết, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, hai bên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, lực lượng chức năng siết chặt hoạt động XNC tại các khu vực cửa khẩu, lối mở. Song song với đó phía Trung Quốc đã xây tường rào kín, do vậy việc buôn lậu, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường mòn, lối mở, đồi núi khu vực giáp biên hầu như không còn.
Chúng tôi tiếp tục di chuyển qua khu vực mốc 1088/2, con đường đấu nối cửa khẩu Tân Thanh sang Khả Phong (Trung Quốc). Xa xa đã thấy lán chốt chặn của 2-3 chiến sỹ, cán bộ lực lượng Biên phòng- Hải quan túc trực 24/24 giờ. Nhìn xuống phía con đường chuyên dụng vận tải hàng hóa, những đoàn xe tải, container vẫn đều đều nối đuôi nhau di chuyển.
Trước mặt chúng tôi, phía Trung Quốc đã xây cột, dựng hàng rào dây thép gai cao khoảng 3,5m ngăn cách giữa hai nước. Đồng thời, gắn nhiều thiết bị camera giám sát, kèm theo đó là hệ thống đèn chiếu sáng, loa cảnh báo… Do vậy việc vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường mòn, lối mở, đồi núi khu vực giáp biên đã giảm mạnh và hầu như không còn.Còn tại con đường mòn Rọ Bon giờ từng khóm lau lách trắng xóa, không khí phả ra khiến ớn lạnh một sự hoang hoải.
Tâm sự với chúng tôi, ông Bế Thái Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) chia sẻ, kể từ khi dịch bùng phát, phía Trung Quốc lo ngại dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và hàng qua biên giới dẫn đến hàng hóa thông quan chậm. Còn tại khu vực đường mòn, đường “xương cá”, ngõ tắt, giữa Việt Nam và Trung Quốc đều tăng cường kiểm tra, khép chặt đường biên nhằm chống buôn lậu và người xâm nhập trái phép, nên tình trạng buôn lậu, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa không xảy ra.
Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Tân Thanh, tính đến hết ngày 31/7/2022, đơn vị chỉ phát hiện 156 vụ vi phạm hành chính về hải quan với số tiền phạt vi phạm hành chính trên 577 triệu đồng. Từ số liệu này cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, tại địa bàn chưa phát sinh vụ việc nào liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này càng khẳng định, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đường mòn, lối mở... tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh đã được kiểm soát.
Còn tại khu vực thị trấn Đồng Đăng, nơi từng khiến công tác kiểm soát, chống buôn lậu của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn với nhiều tụ điểm, kho hàng áp sát khu vực biên giới. Nhưng theo quan sát của phóng viên, hiện tại con đường từ thị trấn Đồng Đăng vào cửa khẩu Cốc Nam vắng lặng, êm đềm. Khu chợ Đồng Đăng các sạp hàng đóng cửa im lìm mà theo người dân khu vực này, kể từ khi dịch bùng phát mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây bị “đóng băng”.
Số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra 2.467 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 2.161 vụ; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 25,4 tỷ đồng, đã khởi tố 217 vụ, 314 đối tượng.
... nhưng không chủ quan
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn nhận định, mặc dù hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn cơ bản đã được ngăn chặn, các lực lượng chức năng đã có những giải pháp ngăn chặn, xử lý tích cực nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua địa bàn giảm mạnh, nhưng nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn rất cao và không thể chủ quan.
Cũng theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan điện tử để gian lận như: không khai báo, hoặc khai báo không đúng số lượng, chủng loại hàng hóa, găm cắm hàng lậu, hàng cấm, hàng hóa nhập lậu trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, lợi dụng quy định ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu để gian lận về nguồn gốc, xuất xứ…
Bên cạnh đó, gian lận thương mại qua thương mại điện tử, vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Trong đó, các thành viên, cơ quan, ban ngành, lực lượng của tỉnh cần tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu của các đơn vị chức năng; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trao đổi về công tác kiểm soát, giám sát hàng hóa nhằm phòng ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan điện tử để gian lận thương mại, ông Vũ Tuấn Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, đơn vị đã chỉ đạo Đội Kiểm soát hải quan, các chi cục hải quan cửa khẩu tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tập trung kiểm soát các nhóm mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, các mặt hàng phòng, chống Covid-19…
Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, kết hợp giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, nhằm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trong đó, các đơn vị đã thường xuyên tiến hành thu thập thông tin về doanh nghiệp, đối tượng, hàng hóa xuất nhập khẩu, tập trung vào nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về trị giá, có thuế suất cao, mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, hàng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp có độ rủi ro cao...
Theo thống kê cho thấy, tính đến ngày 12/8/2022, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 844 vụ vi phạm, trị giá tang vật ước tính gần 29,2 tỷ đồng, giảm 25,7% số vụ và 13,2% về trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó chỉ tính riêng vi phạm về hành chính đã chiếm 840 vụ với trị giá trên 28,7 tỷ đồng. Cũng tính đến ngày 12/8, Cục Hải quan Lạng Sơn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được 835 vụ với số tiền phạt nộp NSNN trên 4,5 tỷ đồng; ra quyết định khởi tố 1 vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
|
Bài 2: Quảng Ninh: Buôn lậu “hạ nhiệt”
Tin liên quan
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm
09:56 | 07/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
14:42 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
16:35 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK