Kết nối trực tuyến: “Át chủ bài” xuất hàng thời Covid-19
Chất lượng sản phẩm là yếu tố mấu chốt giúp hàng Việt, đặc biệt là hàng nông sản gia tăng sức cạnh tranh trong XK. Ảnh: ST |
Tần suất cao, hiệu quả rõ
Ngày 30/9 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - châu Phi". Sự kiện này thu hút sự tham gia của hơn 120 DN Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tươi sống; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản phẩm điện tử… có nhu cầu tìm hiểu, hợp tác với khu vực thị trường Trung Đông – châu Phi.
Trước đó, ngày 29/9 cũng đã diễn ra "Hội nghị giao thương trực tuyến rau, củ, quả Việt Nam – Hà Lan 2020" với sự góp mặt của 22 DN XK sản phẩm rau, củ, quả Việt Nam, 10 nhà NK rau, củ, quả quan trọng của Hà Lan và 12 cơ quan, DN khác của Hà Lan quan tâm tới thương mại rau, củ, quả.
Lùi lại một chút, ngày 24/9, "Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam – Trung Quốc (Thượng Hải) 2020" cũng diễn ra với sự góp mặt của 21 DN là những nhà cung cấp sản phẩm hoa quả của Việt Nam và gần 20 nhà NK đến từ Thượng Hải (Trung Quốc)...
Đó chỉ là vài "lát cắt" điển hình của xúc tiến thương mại trực tuyến được cơ quan quản lý nhà nước cùng cộng đồng DN đẩy mạnh thời gian gần đây.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đơn vị liên tiếp thực hiện đa dạng nhiều cuộc giao thương trực tuyến, hỗ trợ, đồng hành cùng DN nông sản, thực phẩm Việt Nam duy trì kết nối với đa dạng thị trường trọng điểm và mục tiêu, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch. Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam có nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm phong phú với chất lượng đảm bảo, phù hợp nhiều phân khúc tiêu thụ khác nhau để cung ứng cho thị trường quốc tế.
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ rõ hơn, tính từ đầu tháng 4/2020 đến nay, Cục đã triển khai khoảng hơn 20 cuộc hội thảo, giao thương, hội chợ trực tuyến với các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tương tự trong thời gian tới. “Dịch Covid-19 làm thay đổi cả thế giới, trong đó có việc giao thương buôn bán, kết nối khách hàng. Chúng tôi xác định, ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì đây vẫn là phương thức xúc tiến thương mại hữu hiệu bên cạnh hoạt động giao thương truyền thống”, bà Thanh An nhấn mạnh.
Từ góc độ DN, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất và XNK Việt Phúc chia sẻ, mới đây Công ty đã kết nối với 4 bạn hàng sau các kỳ hội chợ online do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức. "Tôi mong các hoạt động này được tổ chức thường xuyên để DN có thêm cơ hội XK hàng hóa ra thế giới", bà Lan Hương nói.
Tăng tính chủ động của DN
Trung Quốc là một trong những thị trường hàng đầu mà cơ quan quản lý nhà nước hướng đến đẩy mạnh xúc tiến trực tuyến, đặc biệt với mặt hàng nông sản. Đưa ra cái nhìn ở góc độ nhà NK, ông Viên Á Tường, Tổng Thư ký Hiệp hội Trái cây Thượng Hải lưu ý, DN XK hoa quả Việt Nam muốn dần chiếm thị phần nhiều hơn, đòi hỏi đặt ra là phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh. DN cần tuân thủ quan điểm chất lượng là trên hết, lấy “ngon” làm nguyên tắc thì sẽ đạt được sự ổn định, để sản phẩm tốt được thị trường chấp nhận và người tiêu dùng yêu thích.
"Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc hiện đã tăng cường giám sát các sản phẩm nông nghiệp NK, liên quan đến các phương diện như truy xuất nguồn gốc nông sản, đăng ký vùng trồng, đăng ký nhà máy đóng gói và dán nhãn sản phẩm. Điều này chính là trách nhiệm đối với người tiêu dùng và cũng đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về yêu cầu công việc cho tất cả các nhà sản xuất trái cây", ông Á Tường nhấn mạnh.
Với các thị trường hàng Việt còn khá nhiều cơ hội như Trung Đông-châu Phi, dù được nhận định là thị trường "dễ tính" song để hàng Việt Nam thâm nhập thành công, các Tham tán thương mại Việt Nam tại khu vực này cũng cho rằng, DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, sản phẩm khi XK sang thị trường này không chỉ “đánh” vào người tiêu dùng nước sở tại mà còn hướng tới những người nước ngoài sinh sống ở đây như người Ấn Độ và các nước châu Á khác. Ngoài ra, các DN cũng cần ứng dụng công nghệ sản xuất để sản phẩm có giá trị gia tăng cao và giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh với sản phẩm của những nước khác…
Đánh giá khá cao kết quả của hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội nhấn mạnh: Kết nối giao thương trực tuyến là "chìa khóa vàng" để hàng hóa của DN Việt vươn ra toàn cầu. Do vậy, DN không nên chỉ trông chờ vào các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước, mà bản thân DN có thể tự chủ động giao thương, kết nối trực tuyến với các đối tác khắp thế giới thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội để gia tăng sự kết nối, tương tác và tìm kiếm cơ hội hợp tác cho mình.
Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng giám đốc Công ty OSB, Đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam, Chủ tịch Liên minh hỗ trợ XK Việt Nam (VESA): Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, giá thành tốt mới thành công trong XK trực tuyến Trong xúc tiến thương mại, thúc đẩy hàng hóa XK trực tuyến, tôi cho rằng có 5 yếu tố chính giúp DN XK thành công. Đầu tiên chính là DN phải có những điều kiện đủ để XK được. Trong đó có hai yếu tố rất quan trọng là sản phẩm của DN phải có khả năng, tiềm năng XK và giá thành phải cạnh tranh. Nhiều DN hoạt động tích cực nhưng thiếu yếu tố đó thì DN cũng không thể có hiệu quả cao. Thứ hai, DN phải có nhân sự và nhân sự chuyên trách càng tốt. Thứ ba, DN phải có gian hàng chuyên nghiệp và phải đăng nhiều sản phẩm. Thứ tư là DN cần hoạt động tích cực. Điều này giúp cho DN nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm, đặc biệt là tiếp cận nhà NK một cách toàn diện nhất. Chúng tôi vẫn nói "dễ người dễ ta", thương mại điện tử dễ với chúng ta và cũng dễ cho tất cả đối tác khác. Tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt. Thứ năm là chuyển đổi số, DN cần số hóa tất cả điểm tiếp xúc mà DN sử dụng để tương tác với người mua hàng, qua đó hỗ trợ cho công tác bán hàng tốt nhất từ khâu marketting, bán hàng, cho tới chăm sóc khách hàng... Trên thực tế, có nhiều DN mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên người NK lại tiếp cận DN qua các kênh khác như Email, website của DN, thậm chí gặp trực tiếp DN… Nếu DN chuẩn hóa, số hóa tất cả các kênh thì khả năng "bao vây" những kênh tiếp cận của người NK rất lớn. Chúng tôi coi những DN được chuyển đổi số giống như trên bệ phóng. Nếu bệ phóng tốt sẽ giúp DN XK trực tuyến có kết quả cao, nhanh và thậm chí là tối ưu hiệu quả. Ông Nguyễn Hữu Thức, Tổng giám đốc Công ty CP gốm Chu Đậu: Xúc tiến thương mại điện tử giúp doanh thu tăng mạnh, doanh nghiệp bớt khó khăn Dịch Covid-19 ảnh hưởng chung trên phạm vi toàn cầu cũng như các DN trong nước chứ không riêng Công ty CP Gốm Chu Đậu. Để vượt qua khó khăn này, chúng tôi đã tăng cường hoạt động bán hàng trên mạng, chào bán chủ động qua các khách hàng quen, đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hoạt động xúc tiến thương mại điện tử được DN triển khai theo hình thức đẩy mạnh bán hàng thông qua mạng xã hội Facebook và trang web chính thức của công ty https://chudauceramic.vn. Lượng truy cập vào trang web tăng lên rất nhiều trong thời gian qua. Cùng với đó, Công ty CP gốm Chu Đậu đã mở thêm gian hàng ở một số trang thương mại điện tử bán hàng uy tín như: Tiki, Shopee,... Mới đầu khách hàng mua sản phẩm qua các trang thương mại điện tử nhưng sau đó thì họ trực tiếp liên hệ với công ty để đặt hàng. Đặc thù của các đơn hàng qua thương mại điện tử có giá trị bán lẻ nhỏ, trên/dưới 1 triệu đồng rất dễ bán. Thông qua đó, xuất hiện các đơn hàng đặt sản phẩm của công ty để làm quà tặng có giá trị lớn, lên tới hàng nghìn sản phẩm. Các đơn hàng được bán khắp cả nước từ Kiên Giang, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Định tới Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn... Đây là lần đầu tiên có những đơn hàng ở các địa phương này. Điều này cho thấy hoạt động xúc tiến thương mại điện tử rất hiệu quả. Tính đến nay, doanh thu bán hàng trực tuyến tăng trưởng 130% so với đầu năm. Bên cạnh đó, các chi phí như: Chi phí bán hàng, chi phí kho bãi, chi phí quản lý... nhờ xúc tiến thương mại điện tử đã giảm rõ rệt so với bán hàng theo phương thức truyền thống. Về XK, thời gian qua, việc XK sản phẩm ra thị trường quốc tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sản phẩm gốm, sứ không phải mặt hàng mang tính thiết yếu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cũng đã xuất hiện các cơ hội mới bởi hiện nay, một số khách hàng quốc tế muốn mua các sản phẩm văn hóa mang tính chất vùng miền của nước ta, trong đó gốm Chu Đậu nhận được sự quan tâm lớn từ các đối tác nước ngoài. Do vậy, sản phẩm của công ty không bị cạnh tranh nhiều bởi yếu tố cơ chế, thị trường mà chỉ cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, làm sao cho phù hợp với sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK