IMF & khủng hoảng châu Âu
Trừ số tiền quá lớn của giải pháp cả gói này, nó hầu như không khác gì với các chương trình cho vay mà IMF đã thực hiện với các nước phát triển. Nhưng có một khác biệt quan trọng: Italia thuộc câu lạc bộ không cần các quỹ cứu trợ từ bên ngoài.
Cho đến nay, các chương trình cứu trợ các nước châu Âu đang gặp khủng hoảng nợ công chủ yếu vẫn do các chính phủ châu Âu tài trợ, với IMF chỉ đóng góp về tài chính, nhưng chủ yếu đóng vai trò tư vấn, một bên thứ ba. Có ít nhất 3 lý do khiến IMF đứng ngoài cuộc khủng hoảng châu Âu.
Thứ nhất, châu Âu đã có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) như phương sách cuối cùng. ECB có thể cung cấp toàn bộ số tiền cần thiết để trả cho khoản nợ của Italia. Và việc in tiền sẽ chỉ cân bằng, thông qua lạm phát nhẹ. Những ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá tương đối đang diễn ra dưới cái ô đồng tiền chung. IMF thấy không hợp lý trong việc huy động những khoản tiền quốc tế chỉ để trả cho những thiếu sót trong quản lý của châu Âu.
Thứ hai, việc IMF cho một quốc gia châu Âu có nguy cơ phá sản vay tiền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến IMF. Để bắt đầu, dựa trên quy chế ưu tiên các chủ nợ của IMF, một khoản vay của IMF sẽ đòi hỏi thay thế khoản vay "không vỡ nợ" của họ bằng một khoản nợ "không có khả năng thanh toán" với những người giữ trái phiếu tư nhân, do tiền vay của IMF sẽ chủ yếu được sử dụng để thanh toán cho khoản lãi của những trái phiếu chưa được trả. Khả năng thanh toán không đảm bảo của quốc gia vay nợ sẽ trở thành một gánh nặng đối với IMF và cản trở hoạt động tín dụng của IMF trong thời gian tới.
Điều này dẫn đến lý do thứ ba của việc IMF cần đứng ngoài cuộc khủng hoảng châu Âu. Câu hỏi được đặt ra là: Điều gì xảy ra nếu đặc quyền thâm niên của IMF bị thất bại? Quy chế ưu tiên chủ nợ ngầm dựa trên các thông lệ của ngân hàng trung ương, quy định rằng tổ chức cho vay cuối cùng sẽ được trả nợ đầu tiên. Đặc quyền thâm niên này tạo cho IMF có khả năng hạn chế nguy cơ không được trả nợ để họ có thể cho các nước vay tiền với một lãi suất hợp lý khi không ai còn muốn cho vay.
Nhưng đặc quyền thâm niên không phải là bất di bất dịch: Các nền kinh tế nghèo nàn không có khả năng trả nợ, ngay cả khi IMF đủ tư cách để giảm nợ theo chương trình xóa nợ cho những nước nghèo nợ nhiều, và 35 quốc gia đã nhận được ưu đãi này khi chương trình này được bắt đầu năm 1996. Điều gì sẽ xảy ra, nếu 5 năm nữa Italia mắc nợ IMF nhiều? Điều gì nếu nợ tư nhân chỉ là một phần quá nhỏ đến mức không một tỷ lệ chiết khấu nào có thể khôi phục sự ổn định, buộc các tổ chức cho vay đa phương phải hỗ trợ bằng việc xóa nợ phần nào?.....
Đặc quyền thâm niên của IMF là một nguyên tắc "bất thành văn", được duy trì trong một trạng thái cân bằng và việc cho vay lớn đang thử thách hạn chế này. Do vậy, đề xuất sử dụng IMF như dẫn xuất cho các nguồn lực ECB, trong khi cung cấp cho ECB quy chế ưu đãi chủ nợ, có thể thổi phồng sự dễ tổn thương của IMF đối với những người vay rủi ro.
Dàn xếp này có thể bị xem là sự lạm dụng đặc quyền thâm niên của IMF và khiến ECB không cần áp đặt điều kiện đối với các thành viên của mình. Do vậy, cộng đồng quốc tế không cần phải gánh vác rủi ro không cần thiết nêu trên. Giải pháp cho châu Âu lúc này không phải là tiền của IMF, mà là tiền của châu Âu.
H.Quang
Tin liên quan
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK