Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại: Tránh bẫy thu nhập trung bình
Các chuyên gia tham gia thảo luận tại VRDF 2019. Ảnh: Lê Tiên |
“Lột xác” một nửa
Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019 với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) chủ trì, được tổ chức vào ngày 19/9, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều nhận xét và định hướng cho công tác cải cách thể chế, giúp Việt Nam phát triển theo đúng con đường kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong mắt các chuyên gia quốc tế, Việt Nam được nhận định là có mức độ pháp quyền tốt so với mức thu nhập và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, theo TS. David Dollar, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings, Hoa Kỳ, đầu tư bằng nguồn trong nước còn thấp và khu vực tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đáng nói, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm.
Về phía các chuyên gia trong nước, TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT cho hay, trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, có nhiều đặc điểm theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.
Tuy vậy, theo vị chuyên gia này, thể chế kinh tế thị trường nước ta vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt. Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, và nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện. Ngoài ra, thị trường chưa là cơ sở, căn cứ để huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển. Một số thị trường chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học công nghệ. Công tác cải cách hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chưa thực chất; cạnh tranh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế vẫn diễn ra…
Đặc biệt, khi nhận định về việc cải cách của Việt Nam, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã cho rằng, chúng ta mới chỉ “lột xác” một nửa.
Theo ông Dũng, có 2 mô hình có thể theo là mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kiến tạo phát triển. Việt Nam nói nhiều về mô hình kiến tạo phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng hành xử ngày càng theo mô hình điều chỉnh như Anh, Mỹ.
"Nếu theo mô hình điều chỉnh, rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình", ông Dũng lưu ý.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, trong nước, thể chế chưa có sự phân định đủ rõ ràng giữa cơ quan điều hành và cơ quan chính sách, nên không ai chuyên nghiệp được cả, nên Bộ trưởng được gọi là Tư lệnh ngành – tức là người điều hành, không phải người hoạch định chính sách. Hệ lụy là khó khăn trong chuyên nghiệp hóa, thực thi chính sách chậm, kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng, Nhà nước cần tăng cường sự phân quyền cho chính quyền địa phương. Dẫn chứng là vụ cháy Nhà máy Rạng Đông không rõ trách nhiệm là cấp nào, chồng lấn trong điều hành.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, nhà nước kiến tạo khó thực hiện vì bộ máy hành chính của nước ta còn kém. Vì thế, chúng ta nên tập trung vào những thứ cốt lõi, không nên làm lan man.
Tạo sân chơi công bằng
Điều cần thiết nhất để khắc phục những tồn tại trên được các chuyên gia đưa ra là các nhà quản lý phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế.
Theo TS. Cao Viết Sinh, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch. Nhà nước cần coi trọng vai trò của thị trường, xây dựng thể chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tự do kinh doanh và phát triển.
Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho hay, Nhà nước cần tăng cường sự phân quyền cho chính quyền địa phương. Dẫn chứng là vụ cháy Nhà máy Rạng Đông không rõ trách nhiệm là cấp nào, chồng lấn trong điều hành.
Về phía các chuyên gia nước ngoài, TS. David Dollar cho rằng, cần tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, mở cửa khu vực dịch vụ (tài chính, viễn thông…) cho đầu tư và thương mại nước ngoài.
Còn theo ông Jonathan Pincus, Chủ tịch Quỹ Rajawali (RF), Nguyên Chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP Việt Nam và Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. HCM, chính quyền trung ương và địa phương cần hợp lý hóa, bảo đảm tính tập trung trong công tác tổ chức nhân sự. Nhà nước cũng cần chú trọng vào kỷ luật thị trường, minh bạch hơn trên thị trường đất đai và tín dụng; tách biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp được cổ phần hóa với cơ quan quản lý; giám sát chặt chẽ những rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, Chính phủ cần tăng trách nhiệm giải trình với người dân, áp dụng Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội để minh bạch hóa.
Tin liên quan
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK