Hội nghị thượng đỉnh EU - Vẫn còn nhiều khoảng tối
Đúng như phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel, "người ta không thể giải quyết khủng hoảng chỉ trong một hội nghị thượng đỉnh".
Hội nghị Brussels vừa qua đã làm sáng tỏ một nguyên tắc hữu ích mà lâu nay không được tuân thủ trong phạm vi EU. Một liên minh không thể chấp nhận trong đội ngũ của mình có những thành phần chỉ tìm cách tranh thủ lợi ích mà tập thể mang lại nhưng không muốn trả giá và tôn trọng kỷ luật chung.
Anh là nước chưa bao giờ tin tưởng đồng euro và thực chất không muốn có sự tồn tại của đồng euro. Các nước châu Âu khác không thể ép buộc và chờ đợi Anh để tiến bước, bởi London lâu nay vẫn lựa chọn giữ khoảng cách với các nước trong EU.
Sau Hội nghị Brussels, các nước có quyền đặt câu hỏi rằng liệu sự tham gia của Anh trong thị trường chung châu Âu, cũng như sự hiện diện của nước này trong Ủy ban châu Âu và trong các thể chế cộng đồng khác có còn chính đáng hay không. Ngược lại, có thêm một điều được làm sáng tỏ đó là vai trò động lực mà cặp Pháp-Đức đang và sẽ tiếp tục phải thể hiện trong công cuộc xây dựng châu Âu.
Hiệp ước liên chính phủ mà 26 nước thành viên của Liên minh mới phải soạn thảo tới đây bắt nguồn từ thỏa thuận mà Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Sarkozy đã đạt được ngày 5-12 tại Paris. Liên minh tiền tệ đã tìm thấy liên minh song hành cần phải có, đó là liên minh kinh tế sẽ ra đời sau Hội nghị Brussels.
Một công ước thực sự về ngân sách sẽ được xây dựng giữa các nước chấp nhận bước vào "cuộc phiêu lưu". Điều này sẽ dẫn đến việc tinh thần kỷ luật phải được đưa vào tất cả các văn bản pháp quy của từng nước và các biện pháp trừng phạt tự động cũng sẽ phải được áp đặt cho những thành viên không tôn trọng cam kết. Đó là một sự chuyển giao chủ quyền quan trọng và cần thiết cho dù sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở nước này hay nước khác trong EU.
Nhiều biện pháp cấp bách đã được thảo luận tại Brussels để tránh tình trạng khủng hoảng lan rộng, trong đó có lời hứa tăng cường "bức tường lửa" tài chính và gửi gắm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) một vai trò lớn trong nỗ lực cứu vớt đồng euro. Vấn đề chỉ còn là đưa tinh thần này vào các văn bản và tìm cách thông qua ở mỗi nước thành viên cũng như huy động được số tiền mà lãnh đạo các nước đã cam kết.
Tuy nhiên, việc biến các văn bản nói trên thành hiện thực không hề đơn giản, khi mà vẫn tồn tại nhiều khoảng tối trong các biện pháp được đề xuất. Điều này giải thích tại sao Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn cương quyết bảo vệ lập trường phản đối việc trở thành "lính cứu hỏa" cuối cùng trong khu vực.
Bên cạnh đó, người ta không khỏi đặt ra nghi vấn liệu các biện pháp đoàn kết có đủ sức trợ giúp hay không? Các nước đã quyết định đóng góp 1/3 nguồn tài chính cho IMF để phục vụ các chương trình trợ giúp châu Âu. Con số đề nghị lên đến 200 tỷ euro, trong đó 150 tỷ cho 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu và 50 tỷ cho 10 nước khác.
Đề nghị này sẽ phải được xem xét và quyết định trước kỳ nghỉ lễ Noel. Đáng chú ý, những khoản cho vay này không phải được chuyển qua hệ thống ngân hàng trung ương mà phải đến từ chính IMF, và cũng không phải là một quỹ "dành để hiến tặng châu Âu".
Cũng như 15 hội nghị thượng đỉnh trước, sự thiếu chắc chắn và thiếu rõ ràng để lại sau hội nghị lần này có nguy cơ dẫn đến những chấn động mới đối với các thị trường. Và châu Âu sẽ lại phải nghĩ tới việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mới. Thời gian từ nay đến hội nghị mới sẽ kéo dài được bao lâu?
Cẩm Tuyến
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK