Hoạt động M&A tại Việt Nam còn nhiều dư địa
Top 10 doanh nghiệp có thương vụ M&A và đầu tư tiêu biểu 2019 - 2020. |
Trỗi dậy trong tình hình mới
Trong những năm qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút các nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu DN... M&A cũng là con đường ngắn nhất để các công ty nước ngoài có thể thâm nhập, mở rộng thị trường Việt Nam với hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) được kỳ vọng sẽ góp phần kéo luồng vốn đầu tư từ DN châu Âu đến Việt Nam, bên cạnh những nhà đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Ngoài vốn đầu tư, chính các nhà đầu tư ngoại cũng tạo nên sức ép, buộc DN Việt phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để trước hết, có thể đứng vững tại thị trường nội địa. |
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.
Mặc dù vậy, theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế là khách quan, dựa trên những kết quả và thành công mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2016 - 2019 và năm 2020 với những thành công ấn tượng. Việt Nam đã cơ bản đạt được “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát được đại dịch Covid-19 vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đó, mặc dù trong tình hình khó khăn, nhưng năm 2019- 2020 cũng ghi nhận nhiều thương vụ M&A lớn tại Việt Nam. Về thương vụ đầu tư, nổi bật nhất là thương vụ 2019 giữa KEB Hana Bank và BIDV trị giá 878 triệu USD, thương vụ mua cổ phần Vinhomes của KKR & Temasek trị giá 652 triệu USD. Trong khi đó các thương vụ sáp nhập và mua lại nổi bật nhất trong năm 2019 – 2020 liên quan đến các Tập đoàn tư nhân của Việt Nam, điển hình là Masan mua lại VinCommerce với giá trị thương vụ được ước tính khoảng 5.400 tỷ đồng; thương vụ M&A Vinamilk – GTNFoods với giá trị ước tính trên 1.100 tỷ đồng…
Gỡ nút thắt để phát triển
Đánh giá về xu hướng cũng như cơ hội cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Paul DiGiacomo, Giám đốc điều hành cấp cao BDA Partners cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều mảng có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt là mảng chi tiêu tiêu dùng cá nhân khi người mua nhà ngày càng nhiều. Với một thị trường có lượng dân số trẻ gia tăng, cùng khả năng chi trả ngày càng lớn thì điều này được xem là nền tảng để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư chiến lược thông qua các thương vụ M&A.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia: Tôi đã có thâm niên làm việc lâu năm tại thị trường Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến sự biến động mạnh của thị trường. Không chỉ liên quan đến dịch vụ mà thương mại cũng có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn rất lớn, nhưng điều quan trọng là DN Việt Nam phải tự mình lớn mạnh, trước hết phải có đủ năng lực để cạnh tranh trên chính sân nhà. Ngoài ra, về mặt tâm lý, một số nhà đầu tư nước ngoài còn “e dè” trong hoạt động M&A đối với DN Việt Nam; trong đó có vấn đề định giá. Hiện không ít DN Việt Nam đưa ra giá khá cao trong xu hướng bán. Việc bên bán đưa ra một giá cao và không đúng với giá trị thực của DN sẽ rất khập khiễng. Việc định giá DN rất quan trọng, cần sát hơn với giá trị DN để đi đến kết quả tốt hơn trong giao dịch M&A, thay vì đưa ra giá quá cao. Bởi quá trình M&A còn kéo dài sau khi chốt thương vụ, đó là sự duy trì sự phát triển của DN trong tương lai, chứ không chỉ chốt xong thương vụ M&A là kết thúc. |
Cũng theo ông Paul DiGiacomo, trong tương lai, xu hướng M&A tại Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều các thương vụ giá trị lớn, chuyên nghiệp hơn, các DN cũng sành sỏi hơn trong thiết kế các thương vụ. Đồng thời, thị trường M&A Việt Nam ngày càng phát triển hơn, với xu hướng tăng khối lượng giao dịch và nhiều đơn vị tham gia, đặc biệt là các quỹ đầu tư. Trong đó, mối quan tâm nhiều hơn vào y tế, giáo dục, hạ tầng, giao thông và nhiều ngành mới sẽ có thêm nhiều xu hướng M&A.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để hoạt động này phát triển một cách hoàn hảo, cần có nhiều quy định bảo vệ nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện cho các thương vụ M&A bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, các DN cần khắc phục những hạn chế liên quan đến vấn đề hậu M&A như pháp lý, tài chính công nợ, lao động... và để thành công trong M&A, bên bán là các DN trong nước cần định giá đúng với giá trị thực.
Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law cho biết, một số quy định chưa rõ ràng của Luật Cạnh tranh được cho là rào cản cho việc thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đặc biệt, các thương vụ nhằm nắm giữ từ 30-50% thị phần trong một “thị trường liên quan” phải được thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ công Thương). Các giao dịch dẫn đến thị phần kết hợp trên 50% bị cấm, trừ một số trường hợp nhất định.
Cùng với đó, thông tin về DN mà nhà đầu tư hướng tới còn rất hạn chế và không có công cụ tìm kiếm hữu ích với nguồn dữ liệu đáng tin cậy để nhà đầu tư có thể thu nhập thông tin. Theo ông Khương, các công ty muốn được sáp nhập hoặc bán thường che giấu thông tin kinh doanh bất lợi, các khoản nợ hoặc các tranh chấp, kiện tụng, khiến nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro khi không nắm được thông tin từ phía công ty mà họ dự định đầu tư.
Theo đó, để tạo thuận lợi cho DN khi gia nhập thị trường, năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A. Song song với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang khẩn trương hoàn thiện Chiến lược thu hút FDI trong thời kỳ mới, với mục tiêu là ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị hiện đại.
Ngoài ra, Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài cũng đã được thành lập để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, DN lớn đến đầu tư, nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.
Tin liên quan
Alibaba cùng đối tác rót 400 triệu USD thúc đẩy chuyển đổi số tại The CrownX
16:20 | 18/05/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bùng nổ M&A sau đại dịch
08:14 | 26/11/2020 Người quan sát
M&A lĩnh vực ngân hàng: Thay đổi theo xu hướng nào?
08:13 | 26/11/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK