Hoa Kỳ dẫn đầu về điều tra và áp dụng phòng vệ thương mại với hàng Việt
Kiện phòng vệ thương mại tăng nhanh, hàng Việt đối mặt 207 vụ việc | |
Hoa Kỳ không ban hành biện pháp hạn chế thương mại nào với hàng Việt |
Các sản phẩm xuất khẩu bị điều tra phòng vệ thương mại hiện nay mở rộng ra nhiều sản phẩm mới như: Gạch ốp lát, đệm mút, ghế ngồi, dây đồng, nhựa… Nguồn: Internet |
Cụ thể, tính đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, với tổng số 41 vụ việc bao gồm: 21 vụ điều tra chống bán phá giá, 8 vụ điều tra chống trợ cấp, 10 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 2 vụ điều tra tự vệ.
Đáng chú ý, tính riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cao nhất từ trước tới nay, tăng gần 3 lần so với năm 2019.
Các mặt hàng bị Hoa Kỳ điều tra cũng tương đối đa dạng.
Bên cạnh các mặt hàng vẫn đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như cá tra, cá basa, tôm nước ấm, các sản phẩm thép, Hoa Kỳ cũng điều tra một số sản phẩm mới như máy cắt cỏ, lốp xe, đệm mút.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020 đạt hơn 77 tỷ USD, chiếm 27,27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng mới hoặc rà soát năm 2020 khoảng 1,39 tỷ USD.
Về kiện phòng vệ thương mại nói chung, Bộ Công Thương thông tin, tính đến hết tháng 7/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 207 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay lên tới 160, chiếm tỷ lệ 77%.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại lưu ý: “Riêng trong năm 2020 ghi nhận số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục với tổng số 39 vụ việc. Con số này cao gấp 2,5 lần so với 16 vụ việc của năm 2019 và bằng gần 20% tổng số vụ việc tính từ năm 1995 đến nay”.
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, tính chất của các vụ việc mới cũng đa dạng và phức tạp hơn thời gian trước đây. Các sản phẩm không chỉ giới hạn ở kim loại cơ bản như sắt, thép mà mở rộng ra nhiều sản phẩm mới như: Gạch ốp lát, đệm mút, ghế ngồi, dây đồng, nhựa, giấy cuốn thuốc lá…
Đặc biệt, các nước trước đây ít tiến hành điều tra nay cũng bắt đầu tiến hành hoặc gia tăng nhanh chóng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như Australia, Pakistan… Nhiều nước thay đổi phương pháp tiếp cận, có xu hướng tự khởi xướng hay giảm thiểu thời gian điều tra để nhanh chóng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phân tích, trái ngược với tình trạng số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại tăng kỷ lục trong năm 2020, năm 2021 lại chứng kiến điều ngược lại.
Sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá sản xuất toàn cầu, giá của nhiều mặt hàng cơ bản như sắt thép, phân bón, nhựa, cao su… tăng cao, dẫn đến tình trạng các nền kinh tế trên thế giới hầu như không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Với Việt Nam đến thời điểm này, hàng hoá xuất khẩu mới bị các nước điều tra, áp dụng khoảng 10 vụ phòng vệ thương mại.
“Tuy nhiên, diễn biến như vậy là trong ngắn hạn, không bền, rất khó dự đoán được xu hướng của năm 2022 sẽ như thế nào. Chúng tôi luôn phải theo sát tình hình diễn biến giá cả, cung ứng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của những mặt hàng trong các ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam để có định hướng dự đoán về xu hướng phòng vệ thương mại trong thời gian tới”, bà Giang nói.
Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo, để tránh bị các thị trường điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đầu tiên là doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam cũng như thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp không nên cạnh tranh quá mạnh về giá, tăng “nóng” xuất khẩu trong thời gian ngắn…
Ngoài Hoa Kỳ, EU là thị trường điển hình điều tra phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến nay, EU đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: 6 vụ điều tra chống bán phá giá, 1 vụ điều tra chống trợ cấp, 6 vụ điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 1 vụ điều tra tự vệ. Các mặt hàng EU điều tra tương đối đa đạng bao gồm: Giày dép, sản phẩm thép, đèn huỳnh quang, vòng khuyên kim loại, bật lửa ga... |
Tin liên quan
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của Canada
07:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa và áp dụng phòng vệ thương mại hiệu quả
09:01 | 23/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK