Hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí rất đáng trân trọng lúc này
GS.TS. Hoàng Văn Cường |
Trước tác động của đại dịch Covid-19, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều quyết sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ông đánh giá như thế nào về các động thái này?
Có thể thấy rằng tất cả hoạt động phòng, chống dịch như tổ chức cách ly các ổ dịch, cử lực lượng tham gia tuyến đầu,… đều phải kèm theo các khoản chi từ ngân sách nhà nước. Điều này là chưa từng có trong tiền lệ. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước của chúng ta rất hạn hẹp, Chính phủ vẫn dành ra nhiều khoản chi. Nhiều chính sách miễn, giảm, giãn các khoản thuộc nghĩa vụ phải nộp của người dân, doanh nghiệp được ban hành; bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh mất nguồn thu, hỗ trợ người dân mất việc, hỗ trợ doanh nghiệp trả tiền lương cho người lao động, giảm tiền điện, nước, viễn thông,… Đây là những động thái rất đáng trân trọng và đáp ứng được những nhu cầu cấp bách tại thời điểm này.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và Hỗ trợ, Tổng cục Thuế: Với phương châm “luôn đồng hành cùng người nộp thuế”, “lấy người nộp thuế làm trung tâm để cải cách”, ngành Thuế đang từng bước cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Để doanh nghiệp và người nộp thuế có thể thuận tiện trong việc làm thủ tục gia hạn về thuế, Tổng cục Thuế đã nâng cấp các ứng dụng thuế điện tử (Etax 1.9.0, iCaNhan 3.0.4, Itaxviewer 1.7.5, Hỗ trợ kê khai 4.5.7) để hỗ trợ người nộp thuế lập và gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất năm 2021 bằng phương thức điện tử. Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân thực hiện các dịch vụ điện tử như: khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuê nhà; khai, nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy; mở rộng thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân… Hiện nay, Tổng cục Thuế đã đưa 479 kênh hỗ trợ trực tuyến (hệ thống eTax) vào hoạt động. Do đó, ngoài các buổi hỗ trợ trực tuyến mà các cục thuế đang thực hiện, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, nếu người nộp thuế có bất cứ thắc mắc nào có thể gửi câu hỏi đến cơ quan Thuế thông qua kênh hỗ trợ trực tuyến này. Đội ngũ công chức thuế sẽ cập nhật và có phản hồi sớm nhất đến người nộp thuế. |
Ông có thể phân tích cụ thể hơn về các tác động của các cơ chế, chính sách tài khóa này đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam?
Trong các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp của Chính phủ, chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản thuế và tiền thuê đất được áp dụng sớm nhất và có tính phổ biến rộng nhất, bao trùm được nhiều đối tượng doanh nghiệp. Có thể nói đây là chính sách có ý nghĩa bởi nhiều khoản tiền như tiền thuê đất, dù doanh nghiệp không hoạt động vẫn phải nộp. Trong bối cảnh dịch bệnh, doanh thu của doanh nghiệp thấp, thậm chí không có, mà những chi phí đó vẫn phải nộp sẽ là một gánh nặng.
Tương tự với các khoản thuế, doanh nghiệp còn hoạt động thì còn phát sinh thu nhập, có thu nhập là phải nộp thuế. Song, trong điều kiện khó khăn, doanh nghiệp phải gồng mình cố hoạt động để tạo công ăn việc làm giữ chân người lao động, duy trì mối quan hệ với khách hàng thì việc được giãn, hoãn thời gian nộp các khoản thuế này cũng rất quan trọng. Chính sách gia hạn thuế, kể cả giảm lãi vay, sẽ giúp họ có điều kiện tích lũy phần nào, bù đắp các chi phí phải bỏ ra do dịch bệnh gây nên để có thể phục hồi tốt hơn. Đây đều là những chính sách rất đúng, rất trúng để gỡ khó cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là sự quan tâm của Chính phủ nhằm giúp cho doanh nghiệp đỡ khó khăn, duy trì để vượt qua được đại dịch.
Tôi kỳ vọng chính sách tài khóa có thể mạnh hơn nữa để doanh nghiệp có thêm nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng cho việc kinh tế thế giới phục hồi và mở cửa trở lại.
Có thể thấy rằng, việc miễn, giảm thuế, thậm chí tạm lùi thời gian tăng thuế theo lộ trình có thể khiến nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng song đó lại là cách để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài, thưa ông?
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Trong lộ trình cải cách thuế, tái cấu trúc nguồn thu ngân sách, chúng ta đang hướng đến việc cắt giảm những nguồn thu mang tính chất không bền vững như thu từ dầu thô, tiền bán đất, thu từ xuất nhập khẩu. Song song với đó là tập trung vào các nguồn thu đến từ hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đó là thuế và tiền thuê.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, nếu như họ phải tiếp tục nộp các khoản thu này, vô hình chung họ lại khoác thêm một gánh nặng. Chính sách của Chính phủ góp phần đỡ đi khó khăn cho doanh nghiệp, tránh được việc doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, rút lui khỏi thị trường. Khi đó, doanh nghiệp không chỉ không tạo ra nguồn thu trong tương lai cho xã hội, không tạo ra công ăn việc làm cho người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi kinh doanh mặt hàng. Từ đó ảnh hưởng tới cả nền kinh tế và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách lâu dài trong tương lai.
Do vậy, việc thực hiện các chính sách tài khóa sẽ giảm gánh nặng, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trụ lại được và có sức phục hồi sau đại dịch. Đó là biện pháp chấp nhận hụt thu trước mắt để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài dựa vào khả năng tồn tại, phát triển và phục hồi của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Còn về phần doanh nghiệp, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ tại các chính sách tài khoá, họ phải làm gì để có thể vươn lên vượt khó trong giai đoạn này, thưa ông?
Có thể thấy, giữa đại dịch, nhiều doanh nghiệp rất sáng tạo, năng động để thích ứng. Hiện tại, khi dịch đang cao điểm nhưng nhiều nhà máy vẫn duy trì hoạt động với các phương thức lần đầu tiên được sáng tạo ra để thích ứng với thực tế. Nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển đổi mô hình sản xuất, hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chuyển sang sản xuất thiết bị y tế, khẩu trang, nước sát trùng, đồ bảo hộ,… không chỉ để phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu. Dịch bệnh cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Doanh nghiệp tăng cường tiếp cận thị trường bằng công nghệ thông tin nhưng không chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ sản phẩm thông thường mà còn vươn ra, kết nối với bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu. Cũng nhờ chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ mới ra đời. Nói chung, đại dịch là môi trường để doanh nghiệp khẳng định bản lĩnh bằng sự năng động, sáng tạo, quyết đoán.
Thời gian tới, bên cạnh sự chia sẻ, nỗ lực hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Các doanh nghiệp cần chuyển đổi hướng đầu tư, quy trình công nghệ để “chen chân” được vào những chỗ “đứt gãy” của chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc; nâng cao năng lực của doanh nghiệp để có thể chủ động tham gia vào thị trường thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK