Hải quan kiểm soát hàng phi mậu dịch
Trong đó, cơ quan Hải quan quản lý, kiểm tra và cấp giấy phép hàng phi mậu dịch đối với hàng không kinh doanh thương mại như: Hàng đi theo hành lý của khách XNC; hàng quà tặng, quà biếu; hàng tiếp tế; hàng của các cơ quan đại diện ngoại giao, hàng của các tổ chức nghề nghiệp XK, NK; hàng viện trợ của các nước XHCN.
Theo quy định tại Biểu thuế 1954 thì hàng hóa được gửi về Việt Nam theo dạng quà biếu, bưu phẩm… gọi là hàng phi mậu dịch, chính sách quà biếu một năm được nhận 2 lần mà mỗi lần trị giá dưới 50 đồng thì được miễn thuế, nếu trên 50 đồng thì phải nộp thuế. Thời kỳ này, cán bộ Hải quan có nhiệm vụ thu thuế tất cả mặt hàng. Hàng được gửi từ các nước TBCN về thì Nhà nước phải thu 2 loại thuế (thuế NK và thuế hàng hóa). Trong đó, có một số mặt hàng như: Đường, sữa, vải, xe đạp, xe máy thì bị thu thuế hàng hóa. Hàng từ các nước XHCN gửi về thì không phải nộp thuế NK mà chỉ nộp thuế hàng hóa.
Ông Nguyễn Ngọc Khiêm, nguyên cán bộ Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan cho biết: “Thời kỳ này thu thuế phi mậu dịch (quà biếu) theo Nghị định 429-TTg ngày 23-12-1954 chủ yếu là các gia đình di cư từ các nước TBCN gửi về thuộc diện trên 50 đồng phải nộp thế NK và thuế hàng hóa (mỗi năm chỉ được nhận 2 lần). Quà biếu của các cán bộ miền Nam tập kết của người nhà ở miền Nam gửi ra đi đường vòng qua các nước TBCN mà có chứng nhận của Ban Thống nhất T.Ư thì được miễn thuế. Quà biếu từ các nước XHCN gửi về chỉ phải nộp thuế hàng hóa. Quà biếu của học sinh, sinh viên, cán bộ ngoại giao Việt Nam, cán bộ đi công tác gửi về được miễn thuế”.
Ông Nguyễn Ngọc Khiêm nhớ lại: “Thời gian đó Nhà nước quản lý nhiều mặt hàng, nếu quà biếu có số lượng mặt hàng quá lớn như: Hàng trăm m2 vải, hàng trăm ống vitamin B12, hàng chục kg mì chính… (có tính chất buôn bán) thì phải chuyển lên Cục Hải quan Trung ương xem xét cho gia đình dùng một phần còn phần lớn mậu dịch quốc doanh sẽ thu mua và phải nộp thuế. Hồi đó tất cả các bưu phẩm, bưu kiện từ các nước TBCN gửi về đều phải qua bộ phận Công an soi chiếu xong Hải quan và Bưu điện mới được làm thủ tục cho người nhận hàng”.
Nhớ lại thời kỳ này, ông Nguyễn Văn Thiết, nguyên Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, lúc bấy giờ Nhà nước quy định thu thuế tất cả mặt hàng và cán bộ Hải quan hồi đó có nhiệm vụ kiểm tra và tính thuế hàng hóa từ cái khung xe đạp đến các đồ điện tử. Người nào mang quá số lượng quy định, cán bộ Hải quan sẽ lập biên bản giữ lại. Theo quy định mỗi người chỉ được mang vài bóng đèn điện tử để về lắp trong nhà. Một cái đài bán dẫn lúc bấy giờ cũng phải đăng ký, cơ quan Hải quan sẽ cấp cho người dân tờ giấy đăng ký, người dân sẽ mang tờ giấy đó ra Bưu điện đăng ký, chủ yếu là đài tự lắp mà đều phải đăng ký mới được phép mua pin. Ví dụ mình cấp cho ông A được nhập đài bán dẫn, một bóng cao tần, 2-3 bóng thấp tần sau đó mình cấp giấy, ông A sẽ mang ra Bưu điện đăng ký. Nếu Bưu điện không đăng ký thì sẽ không được mua pin, thời kỳ này mua pin rất khó. Hay như người nào mang về giấy ảnh hay phim ảnh đều phải giữ lại chỉ cấp lại cho họ một số nhất định còn đâu bán vào kho mậu dịch quốc doanh lấy tiền trả lại cho họ.
“Hồi đó, cán bộ mình kiểm soát hàng phi mậu dịch rất chặt, khách hàng đến khai báo, cán bộ Hải quan sẽ phát tờ khai phi mậu dịch, trong đó yêu cầu nêu cụ thể tên là gì, địa chỉ ở đâu, chứng minh thư, anh nhận quà này của ai gửi về, người đó ở nước nào. Khai báo xong mới mở gói quà ra để xem xét từng thứ một để ghi vào và tính thuế. Hồi đó khi tàu liên vận quốc tế vào ga Hàng Cỏ thì những ai có hàng hóa phải khai với Hải quan, sau đó cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra đối chiếu. Nếu khách hàng thừa tiêu chuẩn quy định thì cán bộ Hải quan sẽ giữ lại và bán cho mậu dịch quốc doanh, sau đó trả lại tiền chứ không tịch thu. Nhưng nếu anh khai báo giấu giếm thì Hải quan sẽ xử lý và tịch thu”, ông Thiết nhấn mạnh.
Theo ông Thiết, những năm về sau khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hội nhập, người dân đi lao động ở nước ngoài như: CHDC Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô… khi họ về thăm gia đình thường mang súng hơi, súng săn, xe đạp, xe máy Simson về thì Nhà nước quy định cũng thoáng hơn như được mang 1 chiếc xe máy miễn thuế để dùng và cao nhất là 5 chiếc xe đạp.
Ngay trong thời kỳ đầu miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, số cửa hàng mậu dịch quốc doanh còn ít, hàng hóa chưa nhiều, mặt hàng chưa phong phú, song Nhà nước đã có nhiều quy định trong việc đấu tranh với tư thương, hạn chế đầu cơ nâng giá, làm cho vật giá đi vào thế ổn định, góp phần vào việc giữ giá đồng tiền, đồng thời tạo một nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước. Mậu dịch quốc doanh đẩy mạnh thu mua và bán hàng, tiền tệ thâm nhập sâu hơn vào thôn quê và miền núi. Lúc này, do sự phối hợp chặt chẽ giữa mậu dịch, ngân hàng và tài chính nên tuy lượng tiền phát hành năm 1951 tăng 7 lần so với năm 1950, nhưng tiền phát ra lại được thu về qua thuế và qua mậu dịch.
Tin liên quan
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
18:43 | 08/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
18:16 | 08/11/2024 Hải quan
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
16:35 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK