Hai chương trình chung lợi ích hướng đến doanh nghiệp
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường và Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha trao kỷ niệm chương và hoa cho 10 doanh nghiệp tích cực tham gia “Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan”. |
Doanh nghiệp tăng uy tín thương hiệu nhờ tham gia chương trình DN ưu tiên
Thông tin về chương trình doanh nghiệp ưu tiên, tại Diễn đàn Hải quan – Doanh nghiệp năm 2023 do Tạp chí Hải quan tổ chức tuần qua, ông Nguyễn Sỹ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với mong muốn tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tuân thủ tốt chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO) được thí điểm lần đầu tiên năm 2011, sau đó năm 2014 chương trình này được luật hóa tại Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Qua hơn 12 năm triển khai thực hiện, đến tháng 9 có 73 doanh nghiêp ưu tiên. Mặc dù có thời điểm lên đến 75 doanh nghiệp ưu tiên nhưng trong quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá cơ quan Hải quan phát hiện có doanh nghiệp vi phạm, không đạt tiêu chí, do đó cơ quan Hải quan đã đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên.
“Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên có rất nhiều chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp vi phạm, thực hiện không đúng quy định cơ quan Hải quan sẵn sàng có cơ chế đình chỉ ngay”, ông Nguyễn Sỹ Hoàng nhấn mạnh.
Đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan thông tin, 73 doanh nghiệp ưu tiên đến từ nhiều nước khác nhau. Trong đó có 25 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, 13 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là các doanh nghiệp đến từ các thị trường: Hoa Kỳ, Đài Loan, Ý, Đan Mạch, liên doanh Việt – Nga... Tuy số lượng chỉ 73 doanh nghiệp nhưng chiếm khoảng 36% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đạt khoảng 266 tỷ USD năm 2022. Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên khá đa dạng, từ lĩnh vực công nghiệp, gia công, chế biến; chế tạo đến nông nghiệp.
Ông Nguyễn Sỹ Hoàng cho biết thêm, qua quá trình 12 năm đồng hành lắng nghe, thấu hiểu doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi để từ đó kiến nghị chính sách có ưu tiên thiết thực cho doanh nghiệp. Lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp ưu tiên có được là rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Điều này rất quan trọng đối với đối tác cần giao hàng nhanh, đúng thời hạn; từ đó kéo giảm nhiều lợi ích khác từ bộ máy nhân sự, các chi phí liên quan.
Tiếp đó, khi được là doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tăng uy tín, thương hiệu trong nước cũng như quốc tế. Với thị trường trong nước là đối tác cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp ưu tiên, thị trường quốc tế là các đối tác sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp ưu tiên. Một lợi thế có thể đong đếm được ngay đó là doanh nghiệp ưu tiên có thể nộp thuế chậm nhất là mùng 10 tháng kế tiếp. Có nghĩa mở tờ khai ngày 1 tháng trước, doanh nghiệp có thể nôp thuế mùng 10 tháng sau. Với những doanh nghiệp có thuế suất, trị giá lớn như mặt hàng thép thì lợi ích rất lớn.
Ngoài ra, hiện Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với Hải quan các nước thành viên ASEAN, đồng thời đang đàm phán kí kết với các nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Chile, Anh… Có nghĩa khi đã kí kết và được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam thì sẽ được hưởng các chính sách tương tự như các doanh nghiệp của các nước đấy. Hiện nay 100 quốc gia trên thế giới đã áp dụng chương trình doanh nghiệp ưu tiên.
Theo ông Nguyễn Sỹ Hoàng, khi tham gia chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, thông qua các biện pháp quản lý của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp sẽ tự chủ động nâng tầm lên, tự kiểm soát nội bộ tốt hơn để đáp ứng các yêu cầu quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng lên. Với cơ quan quản lý, khi doanh nghiệp chấp hành pháp luật tốt thì có thể dành nguồn lực kiểm tra giám sát với các doanh nghiệp, mặt hàng khác có rủi ro. Để từ đó giảm bớt nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.
Ghi nhận 70 DN được nâng hạng mức độ tuân thủ
Cùng với chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, một chương trình cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Ông Nguyễn Nhất Kha, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) cho biết, trong quá trình quản lý của cơ quan Hải quan nhận thấy đa số doanh nghiệp tương đối tuân thủ nhưng một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật hải quan. Do đó, Cục đã tham mưu lãnh đạo Tổng cục Hải quan xây dựng và ban hành chương trình với mục tiêu cơ quan Hải quan cùng cộng tác, đồng hành với doanh nghiệp để khuyến khích tăng mức độ tuân thủ. Khi đó việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan sẽ giảm đi hơn với doanh nghiệp tuân thủ và dành nguồn lực kiểm tra, kiểm soát với khối doanh nghiệp bị đánh giá không tuân thủ.
Chương trình được triển khai từ tháng 7/2022, kết quả triển khai trong giai đoạn 1 có 213 doanh nghiệp tham gia chương trình tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố. Việc triển khai chương trình mang lại lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Đối với cơ quan Hải quan đã hình thành bộ máy 3 cấp từ Tổng cục, cục hải quan, chi cục hải quan với lực lượng cán bộ chuyên trách 123 cán bộ để theo dõi, trợ giúp doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Hơn 153 các kiến nghị, vướng mắc của nhóm doanh nghiệp này được hướng dẫn, giải đáp, đạt tỷ lệ 100%.
Ông Nguyễn Nhất Kha cho biết, qua giai đoạn đầu triển khai đã có hơn 70 doanh nghiệp trong tổng số 213 doanh nghiệp tham gia chương trình được nâng hạng mức độ tuân thủ (từ mức, 3, 4 lên mức độ 2 – mức độ cao, tiệm cận mức độ 1 là doanh nghiệp ưu tiên). Đặc biệt, với những doanh nghiệp tham gia chương trình được hưởng các lợi ích thiết thực trong việc được giảm tỷ lệ kiểm tra, hỗ trợ làm thủ tục hải quan thuận lợi, chủ động phòng tránh các vi phạm trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, trong quá trình làm thủ tục những lỗi mà doanh nghiệp hay vi phạm sẽ được cán bộ chuyên trách làm việc chi tiết có kế hoạch khắc phục tồn tại của doanh nghiệp.
Mở cơ hội cho nhiều DN
Ông Nguyễn Nhất Kha cho biết, trong giai đoạn tiếp theo, kế hoạch 2023, cơ quan Hải quan sẽ tăng 20%/tổng số 213 doanh nghiệp, tức là khoảng hơn 40 doanh nghiệp tham gia chương trình. Nhưng đến nay với sự chủ động của hải quan địa phương và doanh nghiệp thì dự kiến Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với hải quan địa phương ký kết với 85 doanh nghiệp nữa, tức là tăng 40% so với số lượng ban đầu.
Số lượng doanh nghiệp cũng mở rộng hơn với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực sản xuất, thương mại, đại lý, vận tải để có cách nhìn bao quát tổng thể. Sau khi kết thúc thời gian thí điểm 2 năm, cơ quan Hải quan sẽ có đánh giá, rút kinh nghiệm để chính thức thực hiện chương trình.
Ông Nguyễn Sỹ Hoàng chia sẻ, hiện chúng tôi đang nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách liên quan đến chương trình doanh nghiệp ưu tiên ở hai giai đoạn, trước khi sửa Luật Hải quan và khi sửa Luật Hải quan.
Nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm là mở rộng đối tượng tham gia. Quy định tất cả các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng đều có thể trở thành doanh nghiệp ưu tiên khi đáp ứng các điều kiện, quy định.
“Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chiếm số lượng tương đối nhỏ, 25/73 doanh nghiệp ưu tiên. Do đặc thù doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 96-97% doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy các điều kiện không bằng các doanh nghiệp đến từ các quốc gia phát triển. Do vậy cơ quan Hải quan đang định hướng sửa nội dung này. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có các chính sách ưu tiên cụ thể để thu hút và mở rộng cho tất cả doanh nghiệp có cơ hội trở thành doanh nghiệp ưu tiên. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng báo cáo các cấp có thẩm quyền để quy định mở rộng ưu tiên không chỉ trong lĩnh vực hải quan, thuế mà ưu tiên sang lĩnh vực khác như: kiểm tra chuyên ngành, đầu tư…”, ông Nguyễn Sỹ Hoàng cho biết.
Song song với việc sửa quy định pháp luật, cơ quan Hải quan đang tích cực ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước. Qua đó sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và các đối tác được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp ưu tiên của nước sở tại. Cơ quan Hải quan hy vọng với các định hướng sửa đổi như vậy sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp ưu tiên hơn. Với những doanh nghiệp đã là doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan Hải quan sẽ đảm bảo luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Mục tiêu 100% doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ không vi phạm pháp luật hải quan
Một chương trình ưu tiên cho doanh nghiệp đã được ngành Hải quan triển khai nhiều năm- Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên về hải quan (AEO) cho thấy những hiệu quả tích cực trong tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đầu năm 2023, Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với Hải quan các nước thành viên ASEAN. Đây là thỏa thuận về doanh nghiệp ưu tiên đầu tiên với nước ngoài mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế. Theo định hướng đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để mở rộng đối tượng tham gia và tiếp tục thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới. Cùng với chương trình trên, với mong muốn hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp hơn nữa, năm 2022, Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, năm 2023, Chương trình đã được đẩy mạnh tại các cục Hải quan địa phương với hàng loạt bản ghi nhớ được ký kết giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Đây là một hoạt động thiết thực, là hoạt động mà ít cơ quan quản lý thực hiện. Với những lợi ích thiết thực, Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ pháp luật. Trong thời gian tới, chúng tôi xem xét mở rộng đối tượng để thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia và hưởng thụ chính sách. Ngành Hải quan đặt mục tiêu sau 2 năm triển khai sẽ có 100% doanh nghiệp tham gia chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình). Và sau 5 năm thực hiện chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Châu Anh (ghi) Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: Dư địa để nâng cao khả năng tuân thủ của DN còn nhiều Hiện nay, sáng kiến doanh nghiệp ưu tiên mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực hải quan. Khi chúng tôi kiến nghị chính sách đã lấy kinh nghiệm doanh nghiệp ưu tiên của ngành Hải quan để kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ chuyên ngành nghiên cứu áp dụng mô hình này trong lĩnh vực quản lý. Vì khi làm thủ tục thông quan hàng hóa không chỉ có cơ quan Hải quan mà còn có vai trò của 13 bộ, ngành liên quan. Bởi áp dụng mô hình doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp được lợi ích rất lớn và bản thân cơ quan quản lý nhà nước cũng giảm áp lực trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có sự thay đổi nhiều ở phía các bộ. Nếu chương trình này áp dụng tốt, số lượng doanh nghiệp nhiều hơn sẽ tạo ra động lực thay đổi cho các lĩnh vực khác. Đồng hành cùng chương trình doanh nghiệp ưu tiên là Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, sẽ khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ và ý thức tuân thủ. Bởi việc tuân thủ pháp luật là vấn đề đương nhiên. Đôi khi doanh nghiệp do năng lực hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, quy trình tìm hiểu thủ tục dẫn tới sự tuân thủ chưa cao. Nếu doanh nghiệp tham gia vào chương trình này sẽ được cập nhật thông tin, cảnh báo thông tin. Tín hiệu đáng mừng khi chúng tôi nhận được thông tin của doanh nghiệp chia sẻ rằng họ rất vui khi tại cơ quan Hải quan có những nhóm Zalo để kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục. Cùng với chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn để danh sách doanh nghiệp ưu tiên không chỉ là 73 doanh nghiệp nữa mà phải nâng lên nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, thống kê hiện nay cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên cao hơn hẳn doanh nghiệp trong nước. Điều đó cho thấy bản thân năng lực pháp lý của các doanh nghiệp trong nước cần được cơ quan Hải quan chú trọng hướng dẫn hơn. Bởi vì với doanh nghiệp nước ngoài thường có bộ phận pháp lý riêng, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, nếu có sự hướng dẫn từ cơ quan Hải quan thì rõ ràng sẽ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Tôi thấy được sự chủ động thay đổi của cơ quan Hải quan. Đó là bài học kinh nghiệm rất lớn để tạo động lực cho doanh nghiệp yên tâm rằng cơ quan nhà nước luôn đồng hành. Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan là yếu tố quyết định cho số lượng doanh nghiệp ưu tiên có tăng được hay không. Nếu doanh nghiệp tham gia chương trình này thì có thêm cơ hội để chuyên nghiệp hơn trong thực hiện thủ tục hải quan, qua đó việc được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên sẽ thuận lợi hơn. Đây là hai chương trình song hành, bổ trợ cho nhau. Dư địa để nâng cao khả năng tuân thủ của doanh nghiệp còn nhiều. Để làm được điều đó thì sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ, ngành và cơ quan Hải quan là rất quan trọng. Tuy nhiên việc phối hợp của cơ quan Hải quan với bộ chuyên ngành, vấn đề lớn nhất là cơ sở dữ liệu, trong khi đó chưa có cơ chế, nền tảng chia sẻ dữ liệu, dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục vì thủ tục bộ, ngành và với cơ quan Hải quan là hai quy trình riêng biệt. Nếu có cơ chế thống nhất thì doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn. Châu Anh (ghi)
Ông Nguyễn Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương: Gia tăng ký kết với doanh nghiệp Thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan của Tổng cục Hải quan, đơn vị đã lựa chọn được 18 doanh nghiệp, đại lý hải quan đủ điều kiện tham gia và tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ. Sau một thời gian triển khai có nhiều kết quả tích cực trong việc nâng hạng mức độ tuân thủ của dooanh nghiệp. Trong số 18 doanh nghiệp tham gia chương trình tại thời điểm ký biên bản ghi nhớ, có 15 doanh nghiệp tuân thủ mức 3 và 3 doanh nghiệp tuân thủ mức 4. Đến nay có 5 doanh nghiệp đã nâng mức độ tuân thủ (2 doanh nghiệp từ mức 4 lên mức 2, 1 doanh nghiệp từ mức 4 lên mức 3, 2 doanh nghiệp từ mức 3 lên mức 2), chiếm tỷ lệ 27,7% các doanh nghiệp tham gia. Đáng chú ý, tỷ lệ phân luồng Đỏ của các doanh nghiệp tham gia chương trình đã giảm 4% so với trước thời điểm tham gia chương trình. Qua rà soát đơn vị đã lựa chọn được 5 doanh nghiệp và đang thực hiện các bước để chuẩn bị ký kết, nâng tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình lên 23 doanh nghiệp trong năm 2023. Hà Anh (ghi) Ông Đặng Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng: Kết nối nhiều bên hỗ trợ doanh nghiệp Sau khi Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng đã nhanh chóng tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị. Hiện Hải quan Hải Phòng đã ký kết bản ghi nhớ với 16 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình. Với 16 doanh nghiệp tham gia chương trình, Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên hướng dẫn thủ tục, phân công cán bộ công chức, các chuyên gia nắm sâu từng lĩnh vực trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, Cục Hải quan Hải Phòng cũng có văn bản gửi cho các hãng tàu, các công ty kinh doanh kho bãi cảng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong quá trình làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hải Phòng cũng thường xuyên tương tác, cập nhật, trao đổi các vấn đề rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu cả khách quan và chủ quan. Những rủi ro từ nội tại doanh nghiệp, hay từ các doanh nghiệp khác, rủi ro từ chuỗi cung ứng cũng được cơ quan Hải quan tổng hợp thông tin đến doanh nghiệp tham gia chương trình. Sau 1 năm triển khai, hiện có 25% doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ. Có doanh nghiệp từ mức độ 5, 4, 3 lên mức độ 2, 11 doanh nghiệp vẫn giữ nguyên thứ hạng cao. Với những lợi ích có được, hiện nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ mong muốn Hải quan Hải Phòng tiếp tục ký kết với doanh nghiệp. Đặc biệt khi tham gia chương trình này, doanh nghiệp không phát sinh thủ tục hành chính hay chi phí, nhân lực quản lý. Khi doanh nghiệp và Hải quan ký kết biên bản thì cơ quan Hải quan sẽ tương tác, tạo điều kiện thuận lợi, thường xuyên cung cấp thông tin cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, thời gian cũng như rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan. Hà Anh (ghi) Ông Son Won Sik, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham): Kiến nghị mở rộng đối tượng áp dụng Theo Khung tiêu chuẩn SAFE, Chương trình DN ưu tiên (AEO) là đối tác kinh tế được ủy quyền của Hải quan tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế với bất kỳ chức năng nào, được cơ quan Hải quan thẩm định và chấp thuận là tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng của WCO hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác. Cơ chế AEO có thể áp dụng đối với các loại hình là doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, đại lý hải quan, hãng vận tải, đơn vị gom hàng, công ty môi giới, cảng, sân bay, đơn vị điều hành containers, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, nhà phân phối và doanh nghiệp giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Hải quan Việt Nam hiện nay đưa ra các điều kiện cơ bản để trở thành AEO bao gồm: tuân thủ pháp luật hải quan, thuế và kế toán, kiểm toán, kim ngạch, thực hiện thủ tục hải quan và nộp thuế điện tử và kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên các điều kiện này lại không hoàn toàn phù hợp với các loai hình doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng như hãng vận tải, kho bãi, đại lý hải quan... Theo đó, để phát triển Chương trình AEO của Việt Nam, cần có những thay đổi phù hợp về quy định để mở rộng đối tượng áp dụng và xây dựng bộ điều kiện phù hợp với từng đối tượng, thúc đẩy quá trình thiết lập và kí kết các cơ chế công nhận lẫn nhau về các chương trình AEO (MRA) tạo điều kiện thuận lợi cho AEO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra sau thông quan khi doanh nghiệp đăng kí và gia hạn chương trình AEO cần được chú trọng hơn nữa, tinh giản và minh bạch góp phần xây dựng niềm tin của doanh nghiệp, phát triển mạng lưới các doanh nghiệp AEO tại Việt Nam. Ngọc Linh (ghi)
|
Tin liên quan
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan
18:06 | 07/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK