Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Tạo đà tăng trưởng trong năm 2022
Gói kích thích kinh tế gần 350.000 tỷ đồng được đánh giá sẽ là lực đẩy quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong năm 2022. Ảnh: Hoàng Vinh |
Cho vay “tiếp sức” doanh nghiệp
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính: Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng là rất lớn, chưa từng có tiền lệ. Đặc biệt, gói hỗ trợ lần này có rất nhiều điểm mới, giống như việc Quốc hội, Chính phủ “tất tay” để giải cứu nền kinh tế. Do đó, để hạn chế rủi ro, tôi cho rằng, cơ quan chức năng cần lưu tâm tới quá trình sử dụng gói hỗ trợ này. Đặc biệt, các gói hỗ trợ cần được cụ thể hóa hơn nữa và đưa vào thực tế một cách nhanh nhất, tốt nhất. Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng là tổng hợp của 4 gói hỗ trợ nhỏ hơn. Trước hết, gói mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh, với giá trị lên tới 60.000 tỷ đồng, đây là gói quan trọng nhất. Bởi vì, Việt Nam đã xác định sống chung với đại dịch, nên việc có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tăng cường đầu tư cho lĩnh vực y tế là đòi hỏi rất cần thiết, cần phải được đầu tư bài bản và mới đem lại hiệu quả. Xuân Thảo (ghi) |
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Mục tiêu chính của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết của Chính phủ cũng đưa ra hàng loạt giải pháp và gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng để giúp kinh tế phục hồi sau đại dịch. Trong đó, gói hỗ trợ tài khóa có quy mô tới 291.000 tỷ đồng, bao gồm: giảm thuế, phí, lệ phí; đầu tư phát triển về y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Một trong những điểm đáng chú ý được cộng đồng doanh nghiệp mong chờ trong gói hỗ trợ kinh tế lần này là việc các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%), ngoại trừ một số nhóm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được nêu rõ trong nghị quyết.
GS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, gói hỗ trợ lần này có nhiểm điểm khác so với trước đây và bao trùm tất cả các chính sách hỗ trợ đã từng và chưa từng được triển khai trước đây. Việc giảm thuế GTGT từ 10% về 8% như một chính sách toàn dân, bởi hầu hết người dân, doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ chính sách này. Giảm thuế GTGT đồng nghĩa cứ ai đi mua hàng hóa đều được hưởng, vì vậy độ lan tỏa của chính sách là rất lớn.
Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Cường, một điểm nổi bật nữa là bên cạnh việc giảm thuế GTGT hay giảm thuế tiêu thụ đặc biệt của một số ngành như sản xuất ô tô, thiết bị…, còn có gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp có khả năng trả nợ, phục hồi. Theo ước tính, với gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng, tổng tín dụng ưu đãi bơm ra nền kinh tế trong 2 năm có thể lên tới 2 triệu tỷ đồng. Dòng vốn giá rẻ này được nhiều doanh nghiệp có thể ví như "dòng máu" tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi.
“Như vậy, gói hỗ trợ lần này không chỉ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp thông qua việc giãn, giảm, hoãn, miễn thuế, mà Chính phủ đã tăng thêm nguồn lực để doanh nghiệp phục hồi và mở rộng sản xuất”, GS.TS Hoàng Văn Cường phân tích thêm.
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa đề xuất, Bộ Tài chính nên là cơ quan phê duyệt đối tượng doanh nghiệp nào được cấp bù lãi suất, bởi Bộ Tài chính rất hiểu “sức khỏe” của doanh nghiệp thông qua tình hình nộp thuế. Khi Bộ Tài chính gửi danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện cấp bù, nếu đủ điều kiện cho vay, các ngân hàng thương mại sẽ cho vay với lãi suất bình thường. Còn phần cấp bù lãi suất, doanh nghiệp nhận tại Bộ Tài chính. Việc đưa ra các quy định chặt chẽ về đối tượng cho vay gói hỗ trợ lãi suất có thể khiến quá trình giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng này diễn ra không nhanh chóng, ồ ạt, song sẽ giúp dòng vốn được “nắn” vào lĩnh vực ưu tiên, đồng thời tạo tác động lan tỏa tích cực tới nền kinh tế.
Tiềm năng tăng trưởng
Phân tích kĩ hơn về gói hỗ trợ trên, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Quốc hội đã thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ, trên cơ sở chính sách này thì Chính phủ cần cụ thể hoá chính sách tiền tệ, ban hành chương trình phục hồi phát triển kinh tế chi tiết.
“Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồng sẽ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải. Sẽ có nhiều người hỏi, tại sao lại không hỗ trợ doanh nghiệp lớn, nhưng chúng ta phải hiểu gói này chỉ tập trung vào những doanh nghiệp bị tác động lớn, khó khăn do Covid-19", ông Hiếu cho biết rõ hơn.
Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, quan trọng nhất là chương trình có thời hạn, bổ sung chứ không thay thế chương trình, Nghị quyết nào khác. Trong đó, cần nhấn mạnh rằng có 2 tác động từ chính sách tài khoá, tiền tệ từ Chương trình này đến doanh nghiệp. Một là trực tiếp những doanh nghiệp được chỉ mặt điểm tên như hỗ trợ giảm lãi suất, giảm thuế GTGT hay hỗ trợ cho người lao động một số khu kinh tế lớn để thuê nhà, nhưng lớn hơn là tạo ra cơ hội kinh doanh lớn hơn cho toàn bộ doanh nghiệp. Tác động mà chúng ta nhìn thấy gián tiếp của gói hỗ trợ phục hồi này là tạo dư địa cơ hội kinh doanh lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, do đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến cơ hội gián tiếp này chứ không nên chỉ quan tâm mình có được hỗ trợ trực tiếp hay không.
Hàng loạt giải pháp đến từ gói phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, góp phần tạo niềm tin cho khối doanh nghiệp trong nước. Nhờ đó, ngay trong tháng 1/2022 đã ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động cao kỉ lục với 13.000 doanh nghiệp thành lập mới và trên 19 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Cũng trong tháng 1 đã ghi nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD vốn FDI, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những con số “biết nói” được thể hiện ngay trong kết quả kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2022, nhiều tổ chức, chuyên gia cũng đều chung nhận định kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ có nhiều thuận lợi khi triển khai sớm gói kích thích kinh tế chưa từng có trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng được kiểm soát.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK