Gỡ vướng để người dân, doanh nghiệp thụ hưởng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng
Nhờ chính sách giảm thuế GTGT, nên giá các mặt hàng khá ổn định. Ảnh: ST. |
Hướng dẫn tới từng đối tượng
Tại Cục Thuế Hà Nội, ngay sau khi chính sách giảm thuế GTGT được Quốc hội ban hành, Cục Thuế đã đăng tải nội dung Nghị quyết 43 trên Cổng thông tin điện tử và trên các trang mạng xã hội chính thức của Cục như Facebook, Zalo. Ngoài ra, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cũng đã có hướng dẫn cụ thể trên các kênh của Cục để doanh nghiệp, người nộp thuế nắm được chính sách giảm thuế.
Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, sau khi Nghị quyết 43 được ban hành, Cục đã hướng dẫn về việc lập hóa đơn theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Cụ thể, đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi lập hóa đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
"Để hướng dẫn cụ thể hơn tới các đối tượng phải thực hiện, Cục Thuế Hà Nội đã có thư ngỏ gửi người nộp thuế. Trong thư ngỏ này, Cục đã lưu ý một số nội dung quan trọng, trong đó nhấn mạnh lại đối tượng áp dụng, mức thuế giảm và đặc biệt là hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện”, ông Trường cho biết.
Còn tại Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Thuế đã thực hiện tuyên truyền qua các kênh thông tin. Tính đến thời điểm hiện tại, Cục đã nhận và trả lời 120 văn bản của người nộp thuế, trả lời 20 câu hỏi trên kênh hỏi đáp. Mới đây, Cục cũng đã gửi văn bản các lưu ý về thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP đến toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, sau khi tổng hợp các vướng mắc về thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP, Cục sẽ hướng dẫn, giải thích và đăng tải công khai trên website của Cục để người nộp thuế tiện tham khảo, nắm bắt triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Lãnh đạo Cục Thuế Yên Bái cũng cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát sinh những vướng mắc từ các chi cục thuế và người nộp thuế trong việc xác định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giảm và không được giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8%; việc giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Chính vì vậy, Cục Thuế đã có công văn gửi văn phòng, các phòng thuộc Cục Thuế và chi cục thuế các huyện, khu vực, thành phố hướng dẫn một số nội dung về giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, Cục Thuế Yên Bái cũng yêu cầu các đơn vị trong quá trình triển khai nếu phát sinh vướng mắc phản ánh kịp thời về Cục để được giải quyết.
Thông tin đến người nộp thuế kịp thời
Khảo sát tại một số siêu thị, chợ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sau khi Nghị định 15/2022/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ 1/2/2022, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, hộ kinh doanh trên địa bàn đã nắm được chính sách này và thực hiện giảm thuế cho người tiêu dùng. Nhiều người cho biết, cũng nhờ chính sách giảm thuế GTGT nên giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm khá ổn định, không tăng giá, mặc dù trong những ngày vừa qua thời tiết rất bất lợi, ảnh hưởng đến nguồn cung.
Theo đánh giá của nhiều người dân và doanh nghiệp, chính sách giảm thuế GTGT lần này có sức lan toả rất lớn bởi thông tin liên tục được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa, các cơ quan Thuế ở địa phương cũng liên tục cập nhật, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy còn một số vướng mắc khi bắt đầu áp dụng, tuy nhiên phần đông người dân và doanh nghiệp tin tưởng rằng sau một thời gian "khởi động", việc áp dụng chính sách này sẽ đơn giản và thuận tiện hơn, từ đó thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế.
Theo nhiều chuyên gia, mọi chính sách đều có mặt tích cực và có những tác động không mong muốn. Chính sách giảm thuế GTGT cũng vậy, có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có nhiều điểm khó khăn và phức tạp bởi có một số mặt hàng không được hưởng hỗ trợ này nên cũng đặt ra một số vướng mắc. Theo TS. Nguyễn Văn Hiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing, quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP có tính phức tạp khi áp dụng, thể hiện ở việc, trong cùng một hóa đơn bán hàng nhưng có mặt hàng được giảm thuế GTGT 2%, có mặt hàng không được giảm thì xuất hóa đơn trong trường hợp đó như thế nào cũng là một lấn cấn đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp và người dân còn khá nhiều sự lúng túng trong triển khai thực hiện khi áp mã hàng hóa dịch vụ có thuộc phụ lục áp dụng trong Nghị định 15 để được giảm thuế hay không. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp đầu vào nhập khẩu nhưng đầu ra là sản xuất tiêu dùng trong nước, đầu vào nhập khẩu GTGT 10% đã tính rồi thì đầu ra áp dụng mức thuế 8% sẽ như thế nào…
Vì vậy, theo TS Nguyễn Văn Hiến, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến tất cả doanh nghiệp và người dân giúp họ hiểu được chính sách và vận dụng đúng. Điều này rất quan trọng bởi thực tế hiện nay, rất nhiều người chưa hiểu được chính sách này. Đặc biệt, cần mở kênh thông tin hay đường dây nóng để người dân, doanh nghiệp vướng mắc chỗ nào cần hướng dẫn, giải đáp là cơ quan Thuế có thể hỗ trợ được ngay.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK