Giãn cách học sinh: Công việc của giáo viên tăng 200%
Trường THCS Ba Đình (Hà Nội) thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh. |
Ngày 4/5, hầu hết học sinh các trường THPT và THCS trên địa bàn TP Hà Nội đã quay trở lại trường học sau một thời gian dài nghỉ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, các nhà trường đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị, họp cha mẹ học sinh để thống nhất phương án phối hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho các em.
Tuy nhiên, các nhà trường cũng gặp phải những khó khăn khi học sinh quay lại trường. Đó là việc giãn cách học sinh trong lớp và phần lớn với các lớp cuối cấp THCS, THPT (lớp 9 và lớp 12) cần bố trí phù hợp để các khối lớp này học đầy đủ các buổi trong tuần, đảm bảo việc ôn thi sắp tới. Đối với các khối còn lại học cách nhật, đây là một khó khăn yêu cầu gia tăng số lượng giáo viên cũng như cường độ làm việc của các giáo viên. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian ngắn thì các thầy, cô giáo đảm đương được công việc nhưng nếu kéo dài thì sẽ gặp khó khăn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều trường trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện giãn cách học sinh. trường THPT Phan Đình Phùng có 2.085 học sinh với 47 lớp học, tuy nhiên do thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh nhà trường đã chia ra làm 94 lớp học và mỗi lớp có sĩ số từ 20-20 học sinh. Theo đó, riêng khối lớp 12 nhà trường sắp xếp học vào buổi sáng, còn khối lớp 11 và lớp 10 thực hiện học online và kết hợp học trên lớp.
Bà Nguyễn Thị Nhâm Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do thực hiện giãn cách các lớp học nên giáo viên nhà trường phải thực hiện các công việc ở mức 200%. Nhà trường cũng huy động tối đa lực lượng giáo viên hợp đồng thực hiện hỗ trợ các công tác giảng dạy và phòng chống dịch bệnh Covid-19. “Dù công việc tăng nhiều lần nhưng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường quyết tâm hỗ trợ học sinh vượt qua thời kỳ chống dịch để các em đạt được kết quả học tập tốt nhất”, lãnh đạo nhà trường chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Việc thực hiện giãn cách học sinh từ 1,5m đến 2m là rất khó. Tuy nhiên, các trường cần cố gắng giữa khoảng cách giữa các học sinh trong điều kiện của mình”. Ngoài ra, ngành Giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện sang tuần sau đón học sinh tiểu học và mẫu giáo đến trường. |
Khi thực hiện giãn cách học sinh, cơ sở vật chất cũng như giáo viên trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) chưa đủ để đáp ứng đủ yêu cầu. Theo đó, việc giãn cách học sinh được nhà trường thực hiện theo lộ trình, cụ thể: Khối lớp 12 sẽ thực hiện học vào buổi sáng, khối 10 và 11 thực hiện học trên lớp kết hợp học online. Không chỉ có vậy, khối lượng công việc của các giáo viên cũng tăng lên gấp nhiều lần, do số lượng lớp học tăng lên gấp đôi với những ngày bình thường, đồng thời phải kết hợp dạy trên lớp và dạy online.
Theo ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, đây cũng là tình trạng khó khăn chung của tất cả các trường học trên địa bàn TP Hà Nội. “Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, lãnh đạo nhà trường và các thầy cô đều phải cố gắng vượt qua, tuy nhiên thời gian dạy giãn cách học sinh kéo dài giáo viên sẽ rất vất vả. Chúng tôi hy vọng dịch bệnh nhanh chóng được đẩy lùi để công tác giảng dạy của nhà trường được trở lại bình thường”, ông Hà Xuân Nhâm cho biết.
Hiện tại gần 4.000 học sinh THCS và THPT trường Lương Thế Vinh quay trở lại trường do nhà trường và phụ huynh đang thống nhất phương án dạy và học phù hợp theo yêu cầu giãn cách của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế. Thầy Phạm Trung Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện giãn cách học sinh do số lượng học sinh đông, cơ sở vật chất và giáo viên không đủ để đáp ứng. Đối với những người ngoài công lập có đến 60% giáo viên dạy thỉnh giảng từ các trường công lập nên khi các trường thực hiện giãn cách những trường này thiếu rất nhiều giáo viên.
Do đó, để đảm bảo học sinh đến trường an toàn nhà trường dự kiến thực hiện phương án kết hợp học online và học trên lớp. Đối với những học sinh cuối cấp khi hết giãn cách nhà trường sẽ tăng cường bổ trợ kiến thức cho học sinh. Nhà trường cũng đã dự kiến cho học sinh quay trở lại trường trong vài ngày tới. Ông Dũng cũng khẳng định: “Theo kế hoạch năm học thì các trường ngoài công lập học trước các trường công lập khoảng 1 tháng, nên nhà trường cũng không quá lắng về việc giảng dạy châm chương trình so với yêu cầu của Bộ GD&ĐT”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý các trường, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, vì vậy toàn ngành cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, bảo vệ an toàn cho học sinh, giáo viên. Các trường cần lưu ý cách bố trí, sắp xếp học sinh trong từng lớp học đảm bảo an toàn; các thầy cô cần để ý tới học sinh trong quá trình chơi. Các trường thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch nhưng tùy vào tình hình, điều kiện để thực hiện, tránh làm máy móc. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ dài với không ít khó khăn, áp lực, mỗi nhà trường cần quan tâm hỗ trợ tâm lý cho học sinh, giáo viên. Về việc triển khai kế hoạch năm học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cung cho rằng, 1-2 tuần đầu học sinh đi học trở lại, các nhà trường cần tập trung rà soát, đánh giá kết quả học trực tuyến, học qua truyền hình trong thời gian nghỉ dịch, từ đó có kế hoạch củng cố lại kiến thức đã học, trang bị kiến thức mới. Ngoài lớp 9, lớp 12, các khối lớp khác có thể xem xét kéo dài nội dung học tới đầu năm học mới nếu cần thiết. Đề kiểm tra, đề thi học kỳ 2 phải có nội dung phù hợp, có thể kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá linh hoạt, không bắt học sinh phải làm dồn dập quá nhiều bài kiểm tra, dẫn tới căng thẳng không cần thiết. |
Tin liên quan
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Người dân Hà Nội hưởng nhiều lợi ích từ chuyển đổi số
07:54 | 23/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK