Giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Công chức Hải quan Đồng Nai kiểm tra dây chuyền máy nhập khẩu. Ảnh: N.H |
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo thống kê tại Cục Hải quan Đồng Nai, hiện có hơn 1.300 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang làm thủ tục tại Hải quan Đồng Nai. Trong đó, hiện có 41 DN đã bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động, để lại khoản nợ thuế lớn, trong đó nhiều khoản nợ đã treo nhiều năm trên hệ thống quản lý thuế của Cục Hải quan Đồng Nai.
Theo thống kê, tỷ lệ nợ thuế của những DN mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh tính trên tổng số nợ thuế không có khả năng thu hồi của Cục Hải quan Đồng Nai có chiều hướng tăng dần qua các năm, từ mức 44% năm 2017 tăng lên 71% vào năm 2018 và 73% trong năm 2019. Ngoài các khoản nợ thuế, các DN còn các khoản nợ khác như nợ lương người lao động, nợ bảo hiểm xã hội… làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh kinh tế, trật tự tại địa phương và gây khó khăn cho các đơn vị quản lý.
Thực tế quản lý tại Cục Hải quan Đồng Nai đã cho thấy một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng các DN bỏ trốn mất tích. Theo đó, do khó khăn kinh tế, khủng hoảng kéo dài khiến DN không trụ vững được khi kinh doanh nên đã bỏ trốn về nước. Bên cạnh đó, không ít DN khi mới thành lập đã đặt kỳ vọng vào lợi nhuận nhưng do làm ăn thua lỗ nên đã bỏ trốn.
Ngoài ra, còn có tình trạng một số DN hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh, nhằm mục đích trục lợi để huy động vốn, nên khi đạt được mục đích đã ôm tiền bỏ trốn. Một nguyên nhân nữa là do các quy định thành lập DN quá dễ dàng như không cần vốn pháp định, vốn điều lệ thực tế mà chỉ thực hiện việc cam kết có đủ vốn khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và không có các quy định cũng như chế tài để kiểm tra việc góp vốn.
Nhận diện doanh nghiệp có nguy cơ bỏ trốn, mất tích
Ghi nhận tại Cục Hải quan Đồng Nai, các DN có nguy cơ bỏ trốn, mất tích thường có một số dấu hiệu chung như: DN không bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tạo tài sản cố định (không có trụ sở chính), chỉ đi thuê, mướn nhà xưởng của các DN khác trong thời gian ngắn để hoạt động; DN hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất để xuất khẩu cho đối tác nước ngoài (các nguyên phụ liệu ở khâu nhập khẩu được miễn thuế).
Bên cạnh đó là những DN nhập khẩu loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng lượng xuất khẩu theo báo cáo quyết toán thấp hơn nhiều so với lượng nhập khẩu hoặc DN nhập khẩu số lượng lớn nguyên phụ liệu không phù hợp so với năng lực sản xuất của công ty. Sự tăng giảm bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng là dấu hiệu của DN có khả năng bỏ trốn, mất tích, cụ thể như: DN không mở tờ khai xuất nhập, ngưng làm thủ tục hải quan trong thời gian từ 3-6 tháng; không có sản phẩm xuất khẩu sau 4 đến 5 tháng kể từ khi nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia công, là nguyên phụ liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như: DN tái xuất máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu mà không có lý do chính đáng; DN thay đổi địa chỉ kinh doanh, sản xuất nhưng không thông báo cho cơ quan Hải quan. Một số DN khác có những dấu hiệu từ sai phạm trong công tác báo cáo như không nộp báo cáo quyết toán, hồ sơ thanh khoản, phương án xử lý nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị khi hợp đồng gia công hết hạn; không nộp báo cáo quyết toán năm đối với hàng nhập để sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng thời hạn quy định; không nộp báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu miễn thuế (máy móc thiết bị, hàng hóa...).
Cùng với đó, những DN đang còn nợ đọng thuế, có nợ thuế quá hạn; DN mới làm thủ tục hải quan; DN hoạt động xuất nhập khẩu không thường xuyên, hoạt động cầm chừng do có khó khăn về đơn hàng… cũng cho thấy nguy cơ bỏ trốn, mất tích.
Một số dấu hiệu khác có thể kể đến nữa như DN nợ tiền bảo hiểm trong nhiều tháng; nợ tiền thuế, nợ phạt chậm nộp bên cơ quan thuế nội địa; DN không nộp báo cáo tình hình hoạt động cho phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai… Ngoài ra còn có những trường hợp DN thường xuyên nợ lương, thường xuyên xảy ra đình công của công nhân, có thông báo bán tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị trên các phương tiện truyền thông; người đại diện pháp luật của DN bỏ về nước, không liên lạc được hoặc bị khởi tố, bắt giam...
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát
Để sớm nhận biết những dấu hiệu của DN có nguy cơ bỏ trốn, mất tích, từ đó ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách nhà nước, cơ quan Hải quan cần tăng cường công tác thu thập, phân tích, xử lý thông tin xác định DN có nguy cơ bỏ trốn mất tích. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất tại DN, bao gồm: kiểm tra cơ sở sản xuất, thu thập thông tin, hồ sơ chứng từ đánh giá, công suất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất; phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý...
Cùng với đó, cơ quan Hải quan cũng cần triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm phát hiện xử lý kịp thời tình trạng DN bỏ trốn mất tích. Công tác kiểm tra sau thông quan cũng cần được đẩy mạnh. Trong đó, tập trung vào việc rà soát, xác định DN có dấu hiệu nghi vấn đưa vào kế hoạch kiểm tra sau thông quan; kiểm tra định mức thực tế; kiểm tra tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, xác minh, xử lý tài sản khi phát sinh DN bỏ trốn, mất tích.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
18:43 | 08/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
18:16 | 08/11/2024 Hải quan
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
16:35 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK