Giải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải bài toán tăng trưởng kinh tế
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng đầu năm 2021 mới đạt trên 102.029 tỷ đồng, bằng 22,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: ST |
“Đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, có nhiều yếu tố tác động phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nhưng đầu tư công vẫn tiếp tục là một động lực tăng trưởng cho năm nay, đặc biệt, năm nay nguồn vốn này đã được thúc đẩy giải ngân tích cực ngay từ những tháng đầu năm.
Bộ Tài chính ước tính giải ngân kế hoạch vốn 5 tháng đầu năm 2021 đạt trên 102.029 tỷ đồng, bằng 22,12% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (25,98%). Đặc biệt, giải ngân nguồn vốn nước ngoài, mới đạt gần 3%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020.
Đánh giá về tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, năm 2020 giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh vì đây là năm cuối giai đoạn 2016-2020 nên sức ép giải ngân rất lớn. Tuy vậy, bước sang năm 2021, tương tự như các năm trước, tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng” lại diễn ra khi các bộ, ngành và địa phương tiếp tục giải ngân phần vốn năm 2020 kéo dài và giải ngân kế hoạch vốn năm 2021. Hơn thế nữa, giai đoạn này chủ đầu tư và nhà thầu mới bắt đầu quá trình chuẩn bị đầu tư như xây dựng kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thi công... nên chưa có khối lượng hoàn thành để thanh toán. Vì vậy, tỷ lệ giải ngân đầu tư công lúc này thường thấp.
Theo Luật Đầu tư công (số 39/2019/QH14) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, nguồn vốn đầu tư công sẽ được tập trung đầu tư vào các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm có tính kết nối, tác động lan tỏa tới phát triển liên vùng, vùng và địa phương. Tập trung vào những dự án mang tính chất “quả đấm thép” trong tăng trưởng, tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
|
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, đối với dự án không có cấu phần xây dựng như mua sắm công thường chỉ thanh toán một lần tới khi hàng hóa, thiết bị được nhập về nên giải ngân vốn đầu tư công có thể sẽ tăng vọt vào thời điểm đó. “Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, giải ngân vốn đầu tư công của những dự án không có phần cấu phần xây dựng rất thấp”, ông Phương nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công còn do người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao vốn chưa quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, chưa sát sao xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Điều này lý giải vì sao trong cùng một hệ thống pháp luật, có những bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân 4 tháng khá cao, song lại có tới 41/50 bộ, cơ quan Trung ương và 26/60 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%.
Cắt giảm hơn 1.000 dự án, đảm bảo “vốn mồi” thu hút đầu tư
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Trong đó, ngoài tiến độ, các bước xây dựng kế hoạch, Thủ tướng đã yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục cắt giảm thêm số dự án. Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án, để hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.
“Tín hiệu tích cực là sau khi Chỉ thị được ban hành, các bộ ngành địa phương đã triển khai và đến thời điểm này, các địa phương, bộ ngành đã công bố danh sách cắt giảm lên tới hơn 1.000 dự án. So với yêu cầu cắt giảm khoảng 1.500 dự án của Thủ tướng, con số cắt giảm đến thời điểm này về cơ bản đã đạt mục tiêu đặt ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật để báo cáo Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ… Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quyết tâm khắc phục việc đầu tư dàn trải. Giảm bớt số lượng dự án, tập trung vốn cho dự án lớn và tác động đến vấn đề mang tính tư duy phát triển trong đầu tư công, chỉ khi tập trung dự án trọng điểm thì mới thể hiện được đầu tư công là ‘vốn mồi’ để thu hút các nguổn vốn khác vào đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: Đầu tư công rất quan trọng trong thời điểm hiện tại khi nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục vực dậy kinh tế trong đại dịch. Do đó, cần phải tạo mọi điều kiện để nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM): Thời gian qua, đầu tư công tuy được đẩy nhanh nhưng chưa có dấu hiệu cải thiện hiệu quả, chưa có công trình, dự án đầu tư công lớn nào được triển khai. Đầu tư công, bao năm nay bị đánh giá là dàn trải, kém hiệu quả thì nay khi chọn đầu tư, phải tính đến yếu tố hiệu quả đầu tiên. Thay vì có vài chục dự án, 10 năm mới xong thì nên gom lại, làm 2-3 dự án hiệu quả trước, sẽ tạo ra tác động lớn thay vì kéo dài, chậm tiến độ, đội vốn... Đồng thời cũng phải ưu tiên những nơi có tiềm lực, động lực kinh tế để phát triển trước. Chỗ nào tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn thì hãy đầu tư. Còn phát triển bao trùm là chiến lược dài hạn, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, phải dành cho chỗ nào có khả năng sinh lợi, tạo ra nhiều nguồn lực hơn. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
Bền vững cho bất động sản
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK