Giá cả “lên nhanh, xuống chậm” là chưa hợp lý
Nếu không có biến động quá bất thường, mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khả thi | |
Hai kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm 2022 | |
Bộ Công Thương không can thiệp vào mức chiết khấu xăng dầu |
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú |
Thưa ông, với sự điều hành chủ động, linh hoạt của Chính phủ và các cơ quan quản lý, đặc biệt là việc ban hành các giải pháp về tài chính, đến thời điểm hiện tại lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Ông đánh giá như thế nào về những giải pháp này?
- Tôi đánh giá cao các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thời gian qua. Mặc dù nguồn lực có hạn, nhưng việc Chính phủ đã coi trọng cân đối vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung hơn là chú ý đến vấn đề thiếu hụt ngân sách do giảm thuế là quan điểm hết sức đúng đắn.
Nhất là với việc kiềm chế giá mặt hàng xăng dầu, tôi đồng tình với quan điểm hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ khi chỉ đạo Bộ Tài chính bám sát diễn biến giá xăng dầu, nghiên cứu tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để sẵn sàng trình Quốc hội tại phiên họp tháng 10 hoặc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội dưới hình thức Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, việc giảm thuế là giải pháp cấp bách, ngắn hạn, nhưng về lâu dài cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn. Cụ thể, thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi một số doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, chưa thật sự vận hành theo kịp diễn biến thị trường thế giới. Thay vì chỉ trông chờ vào Quỹ bình ổn, cần có các phương án dự trữ xăng dầu, hay bảo đảm nguồn cung xăng dầu khi cần cách bài bản, chuyên nghiệp hơn. Quan trọng nhất là cần tránh bị phụ thuộc vào một vài đầu mối. Cần có sự soát xét lại chi phí, lợi nhuận định mức trong chuỗi kinh doanh xăng dầu hiện nay. Các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có những giải pháp để đề xuất hoàn thiện các quy định về quản lý lĩnh vực này. Tôi ủng hộ để thị trường có nhiều hơn các nhà cung cấp kể cả nước ngoài, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh giá xăng dầu, việc bình ổn giá cả hàng hoá cũng sẽ còn nhiều khó khăn, nhất là ở thời điểm cuối năm. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này?
- Từ đầu năm, giá xăng dầu liên tục tăng khiến giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Tuy nhiên, từ ngày 11/7 tới nay, giá xăng đã giảm mạnh nhưng giá cả nhiều loại mặt hàng thiết yếu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí một số mặt hàng tăng giá. Giá cả nhiều mặt hàng ở siêu thị hầu hết không giảm hoặc giảm ít do một số lý do khách quan như yếu tố thời tiết, mùa vụ sản xuất. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận là nguyên nhân chủ quan nhiều hơn. Theo tôi, phong cách "lên nhanh, xuống chậm" là căn bệnh mãn tính, người làm ăn, buôn bán muốn "níu kéo" lợi nhuận. Khi lên giá, một trong những lý do phổ biến nhất là do giá xăng, dầu tăng mạnh. Đến khi giá xăng dầu giảm thì người kinh doanh không vội giảm giá ngay. Chỉ khi giá xăng dầu tiếp tục giảm trong tương lai, tức giá kỳ vọng giảm thì họ mới tính đến việc giảm giá.
Thực tế, giá xăng dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới các loại hình dịch vụ vận tải thì việc tăng giá là có thể hiểu được. Nhưng nhiều mặt hàng như thực phẩm bình thường có tỷ trọng chi phí vận chuyển không cao cũng "lên nhanh, xuống chậm” là chưa hợp lý.
Ngoài ra, một trong những căn bệnh nữa trong hoạt động quản lý thị trường hiện nay là sự phân phối không công bằng, cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều trong khi bản thân nhà sản xuất chưa chắc đã lãi nhiều cũng như người tiêu dùng phải mua hàng giá đắt. Nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả hơn, không giải quyết được điểm nghẽn trên thì câu chuyện "té nước theo mưa", hay "lên nhanh, xuống chậm" sẽ rất khó chấm dứt.
Chính những điều ông chia sẻ sẽ tác động tới việc bình ổn giá cả, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Vậy, ông dự báo như thế nào về công tác kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm ở nước ta?
- Mặc dù thị trường hàng hoá sau đại dịch Covid-19 có sự chuyển biến nhưng sức mua còn yếu, cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng tập trung chủ yếu vào mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, sức mua của người tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm nay sẽ tăng cao hơn những tháng của quý 2, quý 3. Dự báo cả năm nay mức tăng trưởng của bán lẻ dịch vụ sẽ dao động trong khoảng 14 đến 17%. Điều quan trọng là hệ thống phân phối quốc gia, các nhà, các kênh bán lẻ, các nhà sản xuất nhập khẩu hàng hoá có chuẩn bị hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hay không? Có tổ chức phục vụ bán ra, nhất là các thời điểm sức mua tăng cao hay chưa?
Theo dự đoán của tôi, từ nay đến cuối năm, nếu giá xăng dầu tương đối ổn định như trong tháng 9, giá điện chưa thay đổi, cung cầu hàng hoá, nhất là hàng nông sản thực phẩm duy trì ở một mức giá hợp lý, lưu thông được thông suốt và thị trường không có những đột biến lớn thì khả năng CPI cả năm nay sẽ ở mức 3,7 đến 3,8% so với năm 2021.
Muốn đạt được chỉ tiêu Quốc hội giao, cần có sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cộng với sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối chính của nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách tài khoá và tiền tệ, đẩy mạnh đầu tư công, cải cách hành chính, chống tham nhũng và lãng phí,...tất cả các suy nghĩ và hành động phải tập trung vào hỗ trợ cho doanh nghiệp. Làm được như vậy chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK