EU đồng lòng vượt qua khủng hoảng
Kinh tế thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ |
Các nhà lãnh đạo EU đạt thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế. |
Trong đề xuất ngân sách mới cho giai đoạn 2021-2027 với số tiền lên đến hơn 1.000 tỷ euro, Ủy ban châu Âu (EC) đặt mục tiêu tăng cường sức mạnh, củng cố chương trình chính trị, đặc biệt là Hiệp ước xanh và số hóa nền kinh tế xã hội. Có thể thấy, EC đã không "bỏ rơi" tham vọng đưa châu Âu đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với mục tiêu là trung lập carbon vào năm 2050. EC cũng tập trung vực dậy nền công nghiệp, khi mà cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ "điểm yếu" của ngành công nghiệp châu Âu: phụ thuộc rất nhiều vào các liên kết bên ngoài. Gần 20 đề xuất đã được đệ trình, liên quan đến tăng cường các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất như du lịch, sản xuất ô tô và đầu tư vào các chuỗi giá trị.
Gói hỗ trợ kinh tế lên tới 750 tỷ euro là một “cuộc cách mạng” thực sự trong lịch sử bởi EC chưa từng đề xuất vấn đề nợ chung quy mô lớn như vậy ở châu Âu. Tuy nhiên, kế hoạch này ngay từ đầu đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước thành viên chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch. Các quốc gia này cho rằng các khoản viện trợ không thể được cấp cho các thành viên một cách dễ dàng và tiền quỹ sau này phải được hoàn trả. Đề xuất ngân sách dài hạn trị giá hơn 1.000 tỷ euro cũng đã gây chia rẽ trong EU.
Với mục tiêu cuối cùng là các nhà lãnh đạo EU sớm đạt được thỏa thuận nhằm làm rõ quy mô và thời gian của kế hoạch phục hồi, cũng như các vấn đề về cho vay và tài trợ, song sau ba ngày thảo luận 17, 18 và 19/7, Hội nghị thượng đỉnh EU vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về việc phân bổ hỗ trợ đối với Quỹ phục hồi. Nhóm các nước chủ trương tiết kiệm gồm Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch và Phần Lan, đề xuất giảm Quỹ phục hồi xuống 700 tỷ euro, trong đó gồm 350 tỷ euro hỗ trợ và 350 tỷ euro cho vay. Tuy nhiên, Italy và Tây Ban Nha, với sự hỗ trợ của Pháp và Đức, không muốn cắt giảm Quỹ phục hồi, ở mức 750 tỷ euro, cũng như cắt giảm khoản hỗ trợ trị giá 400 tỷ euro.
Nhằm phá vỡ thế bế tắc để tránh các cuộc đàm phán đổ vỡ, trong sáng 20/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đưa ra một đề xuất được các nhà ngoại giao đánh giá là "con đường hướng tới một thỏa thuận". Theo đó, ông đề xuất khoản hỗ trợ 390 tỷ USD đi kèm một số khoản tiền nhỏ hoàn lại cho nhóm các nước chủ trương tiết kiệm. Cuối cùng, đề xuất mới này đã nhận được sự nhất trí của 27 nước thành viên để sau đó trình lên Nghị viện châu Âu (EP) thông qua.
Để đối phó với đợt suy thoái lớn nhất trong lịch sử, các quan chức cho biết EU đã nhất trí về gói phục hồi 750 tỷ euro, nhằm trao các khoản vay và hỗ trợ cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, theo đó, mức hỗ trợ đã được giảm từ 500 tỷ euro xuống còn 390 tỷ trong tổng số 750 tỷ. Gói ngân sách dài hạn hơn 1.000 tỷ euro có vẻ dễ dàng hơn trong việc tập hợp tiếng nói chung của các nước EU.
Việc lãnh đạo 27 nước thành viên EU, những người chịu trách nhiệm với các công dân ở châu Âu, đồng lòng vượt qua trở ngại tại Hội nghị thượng đỉnh dài nhất trong lịch sử đã gửi đi dấu hiệu cụ thể về sức mạnh hành động của châu Âu và là thời khắc trọng đại trong hành trình của EU đến tương lai. Thỏa thuận được ví như "Kế hoạch Marshall" chống dịch Covid-19, giúp khối có thể chia sẻ các nguồn lực tài chính nhằm chống lại các thách thức từ đại dịch này. Dù chặng đường phục hồi còn dài và đầy khó khăn song nỗ lực đưa kế hoạch phục hồi kinh tế của EU "về đích", cũng cho thấy "tầm nhìn xa trông rộng" vì lợi ích của toàn khối hơn là lợi ích của từng quốc gia đơn lẻ của các nhà lãnh đạo EU bởi bất kỳ sự tính toán thiệt hơn nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến EU và tương lai của toàn khối.
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan