EC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với thép không gỉ cán nguội
Nguyên đơn của vụ việc này là Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER). |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, nhận được thông tin về việc Ủy ban châu Âu (EC) ban hành Thông báo khởi xướng hai vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam, Đài Loan – Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng hóa bị điều tra là thép không gỉ cán phẳng, không gia công quá mức cán nguội, có xuất xứ từ Indonesia, được phân loại theo các mã HS 7219 31 00, 7219 32 10, 7219 32 90, 7219 33 10, 7219 33 90, 7219 34 10, 7219 34 90, 7219 35 10, 7219 35 90, 7219 9 0 20, 7219 90 80 , 7220 20 21, 7220 20 29, 7220 20 41, 7220 20 49, 7220 20 81, 7220 20 89,7220 90 20 và 7220 90 80.
Cục Phòng vệ thương mại cho hay, nguyên đơn của vụ việc này là Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER).
Căn cứ khởi xướng điều tra là sau khi hàng hóa từ Indonesia bị EC áp dụng biện pháp CBPG và CTC, đã có sự thay đổi trong dòng chảy thương mại, chuyển tải hàng hóa từ Indonesia sang Việt Nam, Đài Loan – Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).
Có bằng chứng cho thấy các hoạt động lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm từ thanh/tấm thép không gỉ và/hoặc thép cán nóng sẽ cấu thành hành vi lẩn tránh do các hoạt động này chỉ xuất hiện hoặc gia tăng sau khi vụ việc điều tra với Indonesia được khởi xướng. Trị giá nhập khẩu của cấu kiện từ Indonesia chiếm tới trên 60% tổng giá trị của hàng hóa sau khi được lắp ráp/hoàn thiện và giá trị gia tăng của hoạt động này chiếm thấp hơn 25% chi phí sản xuất.
Quá trình chuyển tải nêu trên đã làm suy yếu tác dụng bảo hộ của biện pháp gốc với Indonesia về lượng và giá. Lượng hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh đã gia tăng một cách đáng kể tại thị trường EU và đang bán phá giá/nhận trợ cấp, có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, vụ việc sẽ được kết thúc trong vòng 9 tháng từ ngày thông báo có hiệu lực. Các bên liên quan phải trình diện trước cơ quan điều tra trong vòng 15 ngày từ ngày thông báo có hiệu lực. Các bên liên quan hoặc đại diện theo pháp luật phải nộp bản trả lời câu hỏi, các ý kiến bằng văn bản, đề nghị xem xét miễn trừ hoặc các thông tin cần thiết khác trong vòng 37 ngày kể từ ngày đăng công báo của EU. Các bên liên quan có thể đề nghị EC tham vấn trong thời hạn 37 ngày. Đối với tham vấn về việc khởi xướng, các bên liên quan cần gửi yêu cầu tới EC trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo có hiệu lực.
Để ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội liên quan cần nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của EU; nghiên cứu kỹ các thông báo liên quan, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn, thể thức và nội dung do EC hướng dẫn.
Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra EC, bao gồm đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với EC trong suốt quá trình vụ việc. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
Tin liên quan
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam
15:52 | 25/10/2024 Kinh tế
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK