Dùng quyền sở hữu trí tuệ vay vốn: Cái khó bó cái khôn
Gần như không thể dùng quyền sở hữu trí tuệ để thế chấp ngân hàng. Ảnh: ST |
Quy định phi thực tế
Tại Việt Nam hiện nay, phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo đang bùng nổ khá mạnh mẽ; điểm chung của những DN này là tài sản hữu hình hầu như không có gì, đa phần dùng cơ sở vật chất đi thuê, hoạt động dựa trên số vốn tự có ít ỏi, nên giá trị tài sản lớn nhất chính là quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng các DN này đều “than thở” về khó khăn, thậm chí là không thể vay vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ngay cả khi pháp luật đã cho phép.
Bởi theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2016 của Chính phủ, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, đồng thời quy định quyền tài sản là một loại tài sản và là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Về thực trạng này, chính Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải thừa nhận, thực tiễn hoạt động tại Việt Nam và quốc tế cho thấy, việc thế chấp đối với quyền sở hữu trí tuệ tại hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân một phần do khó định giá quyền sở hữu trí tuệ, phần khác do giá trị của quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo đảm trong chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp đó, khó chuyển giao khi phải xử lý tài sản bảo đảm. Hơn nữa, một số DN chưa chứng minh phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khả thi sẽ là khó khăn, tạo áp lực rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng khi xem xét cho vay.
Nói thêm về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, quyền sở hữu trí tuệ có thể là một tài sản thương mại, cũng có thể không. Nhưng quyền sở hữu trí tuệ đúng là có giá trị, nhưng lại mang giá trị tinh thần nhiều hơn, ít có tính thanh khoản. Do đó, nếu mang quyền này ra thế chấp, không có ngân hàng chấp nhận được, bởi nếu người nợ không trả được nợ thì ngân hàng liệu có bán được quyền sở hữu trí tuệ này không hay lại trở thành món nợ khó đòi, rồi chuyển thành nợ xấu? Vì thế, vị này khẳng định, việc cho phép dùng quyền sở hữu trí tuệ để thế chấp ngân hàng chỉ là “hô hào”, không thực tế.
Hơn nữa, nhiều chuyên gia còn tỏ ra quan ngại bởi các nhà khoa học, nhà sáng chế có quyền sở hữu trí tuệ lại thường không phải là những doanh nhân hay những nhà quản lý tốt. Nên từ quyền sở hữu trí tuệ cho đến sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị lợi nhuận còn có khoảng cách rất xa, khiến ngân hàng e dè cho vay là điều hiển nhiên. Chưa kể đến các yếu tố thị trường, công nghệ, thời hạn bảo hộ… đều sẽ có tác động làm giảm giá trị của quyền sở hữu trí tuệ, nên ngân hàng cho vay dựa trên quyền này sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tìm hướng hợp lý hơn
Các ngân hàng cũng hoạt động như các DN, phải kinh doanh dựa trên lợi nhuận. Vì vậy, để thực hiện được trong hoạt động vay vốn, quyền sở hữu trí tuệ cần được tiến hành định giá nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Vấn đề này đã được các cơ quan quản lý ban hành không ít quy định hướng dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, việc định giá tài sản trí tuệ vẫn còn khá sơ sài, chỉ mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình.
Nhiều DN và chuyên gia cho rằng, để khắc phục bất cập về định giá quyền sở hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ, chúng ta cần có các tổ chức định giá chuyên nghiệp, sử dụng theo các thông lệ quốc tế để mang tính chính xác, khách quan, có tính đến các tác động tiêu cực khiến giá trị của tài sản trí tuệ sụt giảm… Bên cạnh đó, Chính phủ để có quy định chặt chẽ hơn về quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như quyền sở hữu trí tuệ phải có tính thanh khoản cao, được phép sang nhượng.
Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, không chỉ tại Việt Nam, mà nhiều nước phát triển trên thế giới, như tại Mỹ, các ngân hàng cũng không dám nhận cho vay vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế, để quyền sở hữu trí tuệ phát huy hiệu quả về cung ứng vốn, một mặt, cơ sở pháp lý phải được hoàn thiện; mặt khác, các DN, nhà nghiên cứu nên tìm một nguồn đầu tư tài chính khác phù hợp hơn.
Do vậy, các quyền sở hữu trí tuệ phải được đứng đằng sau là các DN, nhà đầu tư để biến sản phẩm, dịch vụ thành thương mại. Vì thế, các hiệp hội ngành nghề của DN phải có các trung tâm để các nhà sáng chế, nghiên cứu tiếp cận; từ đó mời gọi các DN, nhà đầu tư.
Hơn nữa, cũng theo vị chuyên gia này, nguồn vốn khởi đầu cho các tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ không thể là ngân hàng, mà phải là các quỹ tài chính, các nhà đầu tư mạo hiểm… - chỉ có họ mới biết sử dụng, phát triển các tài sản trí tuệ như thế nào để hợp lý, còn ngân hàng chỉ biết cung cấp nguồn vốn mà thôi.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK