Đừng quá lo ngại sự yếu thế của doanh nghiệp nội trong xuất khẩu
Năm nay, XK hàng hóa đạt được không ít kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Theo ông, đâu là nguyên nhân căn bản giúp XK hàng hóa thu về nhiều "trái ngọt" như vậy?
Năm 2018, ở trong nước, nền kinh tế phát triển tương đối thuận lợi, hỗ trợ cho XK. Tăng trưởng kinh tế cả năm nay có thể đạt 7%. 5 năm qua, việc thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bên cạnh đó còn là Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, được triển khai khá quyết liệt.
Nhìn chung, kinh tế trong nước phát triển, môi tường kinh doanh cải thiện, chi phí của DN giảm xuống. Tình hình điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp dưới 4%, tỷ giá tương đối ổn định cũng góp phần đỡ gây xáo trộn cho việc lập kế hoạch của DN. Tất cả điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Ngoài ra, các FTA đã ký kết tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho XK hàng hóa Việt Nam, khả năng tận dụng của DN Việt cũng tốt hơn.
Về mặt thế giới, dù có những điểm bất lợi nhưng điểm thuận lợi là giá cả trong năm 2018 ở mức tương đối tốt cho XK. Việt Nam vẫn duy trì được các thị trường XK chính như Hàn Quốc, Nhật Bản... vì có quan hệ tương đối tốt, không xảy ra chiến tranh thương mại với nước nào.
Một trong những điểm sáng của "bức tranh" XK hàng hóa 2018 là tăng trưởng XK của khối DN nội địa đã cao hơn khối DN FDI. Ông đánh giá như thế nào về tình thế đảo chiều này?
Đặc điểm của kinh tế Việt Nam là thu hút rất mạnh FDI. Những năm qua, khối DN FDI phát triển mạnh và quy mô càng ngày càng lớn. Rất nhiều DN FDI định hướng XK nên tỷ trọng XK tăng nhanh. Họ có thị trường, quan hệ đối tác, có công nghệ, quản lý tốt, tiềm lực tài chính mạnh hơn... Bởi vậy, trong nhiều năm qua, DN FDI liên tục tăng trưởng tỷ trọng XK cũng như DN FDI có tăng trưởng XK luôn cao hơn DN nội địa là điều dễ hiểu.
Có thể nói rằng, XK trong nước nhiều năm gần đây, đóng góp chủ yếu thành tích vẫn là khối DN FDI. Năm nay, DN FDI vẫn đóng vài trò chủ lực khi chiếm 71,7% trong 11 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhìn một cách sâu hơn, đây là năm đầu tiên, DN trong nước tăng trưởng XK cao hơn khối DN FDI. Lần đầu tiên, xu hướng liên tục giảm về tỷ trọng của DN trong nước trong XK so với DN FDI tạm thời đảo chiều. Tỷ trọng của DN FDI liên tục tăng trong nhiều năm thì lần đầu tiên cũng đã tạm dừng lại, giảm xuống. Đây là điều rất đáng mừng. Nếu xu thế này còn tiếp tục nữa, hy vọng DN trong nước sẽ ngày càng chiếm lĩnh tốt hơn thị trường nước ngoài. Kết quả đảo chiều kể trên, một phần do nỗ lực của chính DN, một phần do các giải pháp của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho DN.
Nhiều nhà phân tích hay lo ngại DN nội địa ngày càng yếu thế so với DN FDI. Khách quan mà nói, đứng trước sự lớn mạnh của DN FDI, dù tỷ trọng trong XK của DN nội địa những năm qua giảm, song quy mô XK của DN nội địa cũng ghi nhận tăng khá mạnh. Năm 2016, DN nội địa XK được 50 tỷ USD; năm 2017 khoảng gần 60 tỷ USD và năm nay có thể đạt khoảng gần 70 tỷ USD. Quy mô và tiềm lực của DN trong nước cũng đang phát triển, không nên quá lo lắng khi DN FDI chiếm vị trí thống lĩnh.
Tỷ trọng tăng trưởng XK của DN FDI luôn cao hơn DN nội địa. Ảnh: ST. |
2018 là một năm hội nhập kinh tế quốc tế đầy sôi động của Việt Nam. Quốc hội mới đây đã thông qua mục tiêu tăng trưởng XK trong năm 2019 ở mức 7-8%; tỷ lệ nhập siêu dưới 3% tổng kim ngạch XK. Xin ông phân tích rõ hơn về tính khả thi của những con số này? Liệu nhập siêu có khả năng trở lại không, thưa ông?
Nhiều năm qua, từ khoảng năm 2002 đến nay, XK của Việt Nam đều tăng trưởng cao trên 10%, đặc biệt là năm 2011 tăng trưởng đến 36%. Những năm qua, Quốc hội đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng XK khá cao, song đến năm 2014 và 2015, tăng trưởng XK đạt dưới 10% nên từ năm 2016 lại thận trọng khi đưa ra chỉ tiêu này.
Đánh giá tình hình thực tế hiện nay thì chỉ tiêu Quốc hội thông qua cho năm 2019 hoàn toàn có thể đạt được. Điểm quan trọng nhất là năng lực cạnh tranh XK của cả khối DN FDI và của khối DN nội địa đều tương đối tốt hơn so với trước. Một điểm nữa là Chính phủ đã, đang tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho DN. Hiện nay, nhiều chỉ tiêu của môi trường kinh doanh đã giảm như giảm số giờ làm thủ tục hải quan, giảm số giờ đóng thuế, nâng cao chỉ tiêu tiếp cận điện... Những điều này giúp giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh của XK hàng hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Nếu các DN Việt tận dụng được sẽ rất thuận lợi cho XK. Những yếu tố tạo thuận lợi cơ bản nêu trên giúp XK đạt chỉ tiêu.
Về mặt nhập siêu, trước năm 2012, Việt Nam nhập siêu triền miên. Từ năm 2012 đến nay, trừ năm 2015 nhập siêu thì Việt Nam đều xuất siêu. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Việt Nam xuất siêu lớn, năm sau cao hơn năm trước. Với năm 2019, đánh giá chung, chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra là kiểm soát nhập siêu dưới 3% XK rất khả thi. Tuy vậy, về lâu dài, nhập siêu không phải không thể quay trở lại bởi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển.
Xin cảm ơn ông!
PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương): Cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo hàng hóa xuất khẩu giá trị gia tăng cao Việt Nam là nước theo đuổi đường lối chiến lược định hướng XK, xem XK là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song XK của Việt Nam vẫn còn không ít nhược điểm cần khắc phục. Điển hình như, xuất siêu vẫn chủ yếu ở khối DN FDI, còn DN có 100% vốn trong nước lại nhập siêu. Về mặt cơ cấu hàng XK, nhiều mặt hàng XK điển hình là nông sản, dệt may, da giày… dù có giá trị XK cao nhưng giá trị gia tăng không lớn. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản vẫn chủ yếu XK dưới dạng thô thay vì chế biến sâu. Để duy trì đà tăng trưởng cũng như đảm bảo xuất siêu bền vững, thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp để tạo ra hàng hóa XK có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng tốt các FTA để kêu gọi đầu tư, NK công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp cần chủ động giải quyết 5 vấn đề Để tham gia vào các chuỗi giá trị, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, doanh nghiệp cần tháo 5 "nút thắt". Trước tiên, muốn tham gia vào chuỗi mà là chuỗi có giá trị gia tăng cao, DN phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm cần được kiểm soát qua cả một quy trình, truy xuất được nguồn gốc từ khâu đầu cho đến những sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, sản phẩm của DN phải đạt những tiêu chuẩn quy định khác nhau của các nước NK. Ngoài ra, DN phải tham gia vào các chuỗi giá trị với nhau để cùng kết nối, hỗ trợ nguồn lực cho nhau. Việc liên kết tham gia chuỗi này giúp đem lại những giá trị gia tăng tốt hơn cho mỗi DN. Một điểm nữa DN cần lưu ý là: DN phải nâng cao tính chuyên môn hóa các sản phẩm. DN Việt Nam hiện nay vẫn thường hay theo đuổi số lượng nhiều hơn hoặc muốn dàn trải nhiều mặt hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nếu không chuyên môn hóa, DN sẽ khó có thể trở thành chuyên nghiệp trên thị trường toàn cầu hiện nay. Cuối cùng, DN phải cố gắng chế biến sâu hơn các sản phẩm, làm sản phẩm chế tác nhiều hơn. Bởi, nếu DN xuất thô hoặc chỉ sơ chế thì không thể có giá trị gia tăng tốt khi tham gia vào chuỗi. Đức Quang (ghi) |
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng
15:05 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
17:04 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan