Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Kỳ vọng tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp
Việc ổn định dòng tiền giúp doanh nghiệp thêm thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.Dịu |
NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chunhg là TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
NHNN cho biết, dự thảo Thông tư về cơ bản kế thừa quy định của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung). Trong đó, các khoản nợ được cơ cấu là các khoản dư nợ gốc và lãi trên cơ sở đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của TCTD.
Theo đó, về cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, dự thảo Thông tư quy định, TCTD được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: có nợ phát sinh trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023 được TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Khách hàng được TCTD đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. Thời gian cơ cấu nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được quy định tại dự thảo Thông tư là từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho TCTD, dự thảo quy định các TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 50% và trích lập đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2023.
Đồng thời, dự thảo quy định, lãi phải thu của các khoản nợ này TCTD không hạch toán vào lãi dự thu mà theo dõi ngoại bảng, khi thu được mới được hạch toán thu nhập. Quy định này nhằm ngăn chặn việc TCTD lợi dụng chính sách để trục lợi.
Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, kế thừa quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, dự thảo Thông tư này có bổ sung thêm phụ lục 02 để thống kê số lượng khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và số khách hàng không được áp dụng chính sách này.
Theo đánh giá của NHNN, dự thảo Thông tư này nếu ban hành sẽ có tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như đã triển khai trong giai đoạn dịch Covid-19.
Thông qua đó, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, chưa có khả năng trả nợ TCTD đúng thời hạn đã thỏa thuận có thể được kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu. Nhờ việc được duy trì, giữ nguyên nhóm nợ, doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục vay vốn phục hồi, duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn để trả nợ ngân hàng, tạo công ăn việc làm cũng như tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Do chính sách được thực hiện từ nguồn lực của chính TCTD, không sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước nên không ảnh hưởng tới cân đối ngân sách cũng như không tác động tới sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Ngoài ra, quá trình thiết kế chính sách được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo đảm TCTD thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ (trích lập 100% như trường hợp chuyển nhóm nợ sau khi cơ cấu), tạo bộ đệm tài chính xử lý khi phát sinh rủi ro.
Mặc dù vậy, NHNN cũng cảnh báo, việc cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ xấu tuy giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận tín dụng song cũng sẽ mở rộng quy mô dư nợ cấp tín dụng và làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng tập trung vào các khách hàng có mức độ rủi ro cao và tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK