Dòng vốn cho doanh nghiệp bắt đầu được khơi thông
Giải pháp nào khơi thông dòng vốn? | |
Nắn dòng vốn cho nền kinh tế |
Các đại biểu trao đổi tại toạ đàm |
TS Trần Du Lịch so sánh lượng tiền trong nền kinh tế giống như một hồ nước đầy, tức là nền kinh tế không hề thiếu tiền. Nhưng các doanh nghiệp lại như những thửa ruộng khô hạn, thiếu nước. Nguyên nhân là do các kênh dẫn nước từ hồ chứa sang ruộng đang bị tắc nghẽn. Do đó, hồ đầy nước nhưng ruộng vẫn khô hạn, tức tiền không thiếu nhưng doanh nghiệp vẫn “đói” vốn.
Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho những ngân hàng không chạy đua lãi suất, không tăng lãi suất cho vay, được tăng thêm 1,5%-2% tổng dư nợ. Như vậy, nước trong hồ sẽ chảy một phần qua ruộng để giải tỏa "hạn hán". Cùng với đó, nếu Tổ xử lý điểm nghẽn của thị trường bất động sản gỡ được thủ tục hành chính của những dự án, cũng tạo thêm kênh dẫn vốn tiếp theo.
TS Trần Du Lịch cũng cho rằng cần tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về cơ chế bù lãi suất 2% và những đối tượng có thể vay được. Đồng thời, có biện pháp chung tổng thể để phối hợp cả chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Đặc biệt, cần sớm sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phải xem trái phiếu doanh nghiệp là kênh rất quan trọng để nguồn vốn trung hạn cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm đi gánh nặng vốn trung hạn cho các ngân hàng thương mại.
“Triển khai đồng bộ được những giải pháp đó thì dần dần nước trên hồ sẽ chảy xuống ruộng. Tôi tin, từ giờ trở đi sẽ bắt đầu có nước chảy vào ruộng nhiều hơn” – TS Trần Du Lịch.
Ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, sau những khó khăn của dịch Covid-19 trong năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với tình hình lạm phát ở nhiều nước lớn, các chi phí đầu vào đều tăng cao, từ nguyên liệu, phụ liệu, bao vì, phí vận chuyển, tiền lương cho người lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhiều dây chuyền sản xuất bị đứt gãy, việc tuyển lao động mới khó khăn và phải tốn thêm chi phí đào tạo, trong khi năng suất lao động giảm… Các yếu tố này khiến cho giá thành sản phẩm tăng lên. Thêm nữa, tỷ giá tăng ảnh hưởng rất lớn tới chi phí nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Do đó, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn để cung ứng thực phẩm ra thị trường.
Với mùa Tết đang đến gần, các doanh nghiệp lương thực thực phẩm được yêu cầu phải đảm nguồn hàng phục vụ thị trường Tết. Theo đó, các doanh nghiệp dự kiến lượng hàng cung ứng tăng 15-20% so với cùng kỳ năm trước và giữ ổn định giá, duy trì chất lượng đồng thời có các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ nhà phân phối để bán hàng.
Từ thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp đang rất cần vốn. “Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hỏa tốc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn cần có độ trễ. Doanh nghiệp mong muốn có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn để sớm vượt qua khó khăn” – ông Dũng nhấn mạnh.
Tham dự tại toạ đàm, TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước cho biết, nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế không chỉ có vốn ngân hàng mà còn có các kênh trái phiếu, cổ phiếu. Ngành ngân hàng không thể mãi lo nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp vì ngân hàng cũng chính là doanh nghiệp. Trong khi 80% nguồn vốn của các ngân hàng là vốn ngắn hạn, 20% còn lại là vốn từ có và các nguồn vốn trung và dài hạn. Thế nhưng ngành ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn chiếm trên 50%.
Theo TS Phạm Chí Quang, điều này dẫn tới 2 rủi ro lớn. Thứ nhất là rủi ro về thanh khoản và việc chi trả cho người gửi tiền nếu dòng tiền luân chuyển không tốt. Rủi ro thứ hai là về lãi suất. Cụ thể, lãi suất ngắn hạn biến động liên tục, trong khi lãi suất trung, dài hạn thường chỉ điều chỉnh 1 năm/lần.
NHNN cũng đã đưa ra rất nhiều quy định pháp luật, trong đó có tỷ lệ an toàn, tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với lộ trình dài cả 5 năm để các ngân hàng nắn chỉnh lại hoạt động của mình theo hướng bền vững hơn. Để ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng của mình là cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Còn kênh vốn trung dài hạn cho nền kinh tế phải qua thị trường vốn, thị trường trái phiếu DN, thị trường cổ phiếu…
Mặc dù vậy, từ đầu năm đến nay, tín dụng vẫn là kênh dẫn vốn lớn nhất cho nền kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng trên 12%, tương đương gần 1,4 triệu tỷ đồng đã được đưa vào nền kinh tế. Dù vậy vẫn chưa đủ vì nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn.
Do đó, NHNN một mặt vẫn nới room tín dụng. Theo đó, chỉ còn khoảng 3 tuần cuối tháng 12 để hệ thống ngân hàng giải ngân 300.000 - 400.000 tỷ đồng. Dù nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế rất lớn, nhưng tổ chức tín dụng phải cho vay trên các điều kiện, điều khoản, không thể hạ chuẩn… Vì tiền cho vay ra không phải là tiền của ngân hàng mà là từ huy động của người dân.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK