Dòng chảy dầu mỏ thế giới thay đổi do xung đột tại Ukraine
Giàn khoan dầu ngoài khơi South Belridge, bang Louisiana (Mỹ) |
Các nước khác, đặc biệt là Nam Mỹ, cũng được hưởng lợi từ sự thay đổi của thị trường vàng đen thế giới.
Cuối tháng 2, sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố đợt trừng phạt mới đối với Nga sau một năm nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Điện Kremlin thông báo khóa van đường ống Druzhba vận chuyển dầu thô tới Ba Lan. Theo tập đoàn năng lượng Ba Lan PKN Orlen, quyết định này của Nga thực ra chỉ còn mang tính biểu tượng, bởi hợp đồng giữa hai bên sắp kết thúc, trong khi Ba Lan đã chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác từ một năm nay. Cụ thể, PKN Orlen nhập dầu chủ yếu bằng đường biển và nguồn cung mới rất đa dạng từ Biển Bắc, Tây Phi, lưu vực Địa Trung Hải, đến vịnh Ba Tư và vịnh Mexico. Tương tự, tất cả các thành viên EU khác cũng "vẽ lại" bản đồ dòng chảy của thị trường vàng đen thế giới.
Trong số các nhà cung cấp, bên được hưởng lợi nhất là Mỹ và Saudi Arabia. Theo Kpler, một công ty chuyên về dữ liệu nguyên liệu thô, bất chấp chi phí vận chuyển cao, Mỹ đã xuất khẩu một khối lượng dầu thô sang các nước châu Âu, tăng trung bình 38% kể từ tháng 2/2022 so với 12 tháng trước đó. Phần lớn nhất của nguồn cung này xuất phát từ các bang nằm ven bờ vịnh Mexico và được chuyển đến Anh, Hà Lan, Italy, Pháp, Đức và đặc biệt là Tây Ban Nha - quốc gia có mức tăng lớn nhất (90%).
Theo dữ liệu của Kpler, đã có 1,7 triệu thùng dầu thô được vận chuyển mỗi ngày từ Mỹ sang châu Âu trong tháng 12/2022, một kỷ lục trong hai năm, đưa "Lục địa Già" thay thế châu Á để trở thành khách hàng số một của Mỹ. Trong tháng 1/2023, khối lượng vận chuyển đã giảm xuống còn 1,53 triệu thùng/ngày nhưng xu hướng này có thể sẽ kéo dài. Dầu thô Mỹ chảy sang châu Âu đã tạo thay đổi lớn trên bản đồ năng lượng.
Saudi Arabia cũng đang hưởng lợi lớn từ việc tăng thị phần ở châu Âu ngay cả khi nước này phải trả giá bằng việc mất vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc. So với năm 2021, xuất khẩu của quốc gia thành viên số một trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này sang châu Âu tăng 126% trong năm 2022.
Sự thay đổi về điểm đến của dầu thô Saudi Arabia không phải là không đáng kể, bởi đây là nước xuất khẩu dầu thô bằng đường biển hàng đầu thế giới, với khối lượng tăng 12,7% trong năm 2022. Mặc dù vậy, thị trường châu Âu vẫn chỉ chiếm hơn 10% doanh thu của quốc gia vùng Vịnh này.
Các nước khác cũng sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về dòng chảy này, như Brazil, Argentina, Canada, Na Uy và Guyana. Theo Rystad Energy, một công ty chuyên nghiên cứu năng lượng, Guyana sẽ chứng kiến sự bùng nổ ngoạn mục về xuất khẩu dầu thô, với dự báo sản lượng tăng sẽ từ 360.000 lên 830.000 thùng/ngày vào năm 2025, sau đó là 1 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này đã tăng 164% trong năm 2022 và 50% trong số đó được chuyển sang thị trường châu Âu.
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK