Dồn lực giải ngân vốn đầu tư - “cứu cánh” cho nền kinh tế
Để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư, sự quyết tâm của các đơn vị trực tiếp triển khai là vô cùng quan trọng. Ảnh: ST |
Nhiều cách làm hay
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thanh toán vốn đầu tư hết tháng 11/2020 được khoảng trên 336.012 tỷ đồng, đạt 62,87% kế hoạch và đạt 71,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Cũng theo thống kê, có 15 bộ, cơ quan Trung ương và 18 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân 11 tháng đạt trên 75%. Trong đó, có tới 9 bộ, cơ quan Trung ương và 7 địa phương giải ngân trên 85% gồm: Liên minh Hợp tác xã (100%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (95,65%), Ngân hàng Chính sách xã hội (95,62%), Thông tấn xã Việt Nam (94,07%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Đài Tiếng nói Việt Nam (93,15%), Bộ Nội vụ (90,97%), Kiểm toán Nhà nước (86,96%), Bộ Xây dựng (85,75%), Hưng Yên (95,24%), Nam Định (87,73%), Hà Tĩnh (87,66%), Thái Bình (86,28%), Hải Dương (85,35%), Bến Tre (85,21%).
Nằm trong “top” các cơ quan có số giải ngân đạt cao, Bộ Giao thông vận tải đã thể hiện quyết tâm rất lớn. Bộ này đã rốt ráo yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh thủ tục đấu thầu, sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch theo yêu cầu; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sớm hoàn thiện các thủ tục để thực hiện giải ngân ngay trong tháng 12/2020 đối với công tác chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản; các dự án điều chỉnh tăng từ nguồn vốn kéo dài (dự án La Sơn - Túy Loan và Nha Trang - Cam Lâm) và công tác tạm ứng hợp đồng xây lắp các dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Cùng với đó, Bộ này chỉ đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các dự án đang triển khai thực hiện, thúc đẩy thủ tục nghiệm thu thanh toán; tham mưu báo cáo bộ phụ trách dự án giải pháp xử lý cụ thể để thúc đẩy tiến độ giải ngân. Nhờ sát sao, nhiều dự án lớn đã hoàn thành đúng tiến độ như cảng Lạch Huyện, đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, quốc lộ 217 giai đoạn 2, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long,...
Ở địa phương cũng xuất hiện nhiều cách làm hay, hiệu quả. Đơn cử như Bến Tre (địa phương đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt trên 85% kế hoạch vốn) đã khai thác hợp lý các nguồn thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu hành chính để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển; vận động các nguồn vốn ODA để khởi công mới các dự án hạ tầng trọng điểm thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu; vận động các nguồn vốn NGO (Tổ chức phi chính phủ) để đầu tư các công trình dân sinh bức xúc.
Còn tại Hưng Yên, khi đại dịch Covid-19 tạm thời được khống chế, UBND tỉnh đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp kiểm điểm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra, nắm tình hình và chỉ đạo tại hiện trường đối với các dự án được giao kế hoạch vốn lớn, dự án đang gặp khó khăn vướng mắc…
Không chỉ cơ quan quản lý, phía các chủ dự án cũng có không ít cố gắng. Một ví dụ dễ thấy nhất chính là dự án được coi là có tiến độ giải ngân “không tưởng” - Dự án xây dựng tuyến đường và Khu bảo tồn bãi cọc tại thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông Phạm Văn Hào, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng cho biết: Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng và được xác định là dự án, công trình trọng điểm của Thành phố trong năm 2020. Chính vì vậy, chỉ sau hơn 5 tháng bắt tay vào triển khai xây dựng (từ 3/2 đến 13/10/2020), dự án đã chính thức được khánh thành và đón tiếp du khách khắp nơi về tham quan. Để đạt tốc độ giải ngân “không tưởng” đó, phía chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thuỷ Nguyên đã chú trọng công tác chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ sao cho đúng quy định ngay từ những khâu đầu và nhanh nhất có thể. Sau đó, nhờ công tác cải cách hành chính của KBNN Hải Phòng, việc gửi trả hồ sơ minh bạch rõ ràng, cán bộ dự án không phải tới Kho bạc mà có thể gửi hồ sơ chứng từ trực tuyến ngay tại cơ quan đã giúp công tác chi trả, giải phóng mặt bằng diễn ra khá thuận lợi.
Vẫn còn những bất cập
Bên cạnh nhiều đơn vị triển khai tốt thì vẫn còn không ít đơn vị khác đang “ậm ạch”. Báo cáo của Bộ Tài chính chỉ ra có 13 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Ngoài ra, một số dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công được bố trí kế hoạch vốn năm 2020 lớn, song tỷ lệ giải ngân còn thấp. Điển hình là Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Dự án này mới giải ngân được trên 2.190 tỷ đồng, đạt 12,7% kế hoạch vốn (trên 18.195 tỷ đồng). Nguyên nhân là do gặp vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất, áp khung giá đất bồi thường... Hay như Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài…
Ở địa phương, tình hình thời tiết mưa bão liên tục tại miền Trung tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông, thủy lợi. Đây chính là nguyên nhân kéo tỷ lệ giải ngân của cả nước chậm lại. Ngoài ra, một số địa phương mới được giao vốn bổ sung, chưa kịp hoàn thiện thủ tục giải ngân vốn. Một số tỉnh miền núi (như Lạng Sơn) còn đang gặp khó khăn trong việc xác định hộ nghèo được thụ hưởng vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi. Nguyên nhân là do thời gian lập đề án là năm 2017 nhưng đến năm 2020 mới được bố trí vốn nên tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này đạt thấp.
Một nguyên nhân nữa phải kể đến là các nhà tài trợ can thiệp quá sâu vào triển khai các dự án ODA của Việt Nam (từ thủ tục rút vốn, phân chia gói thầu, kiểm soát chi, giải ngân…), dẫn đến việc triển khai dự án phải thực hiện đủ cả 2 quy trình của Việt Nam và của nhà tài trợ nên kéo dài thời gian giải ngân.
Một số dự án ODA tại một số tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Kiên Giang còn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, tại Hưng Yên, hiện có 2 dự án ODA mới được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, đang chờ điều chỉnh hiệp định vay vốn nên tiến độ giải ngân vốn còn thấp…
Dù vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, song phải thừa nhận rằng, việc giải ngân vốn đầu tư tổng thể đã phần nào “cứu cánh” cho tăng trưởng kinh tế, trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn khu vực cũng như thế giới đang nhuốm màu ảm đạm.
Tới đây, nhiều công việc khác liên quan đến nhiệm vụ này vẫn cần phải tiếp tục triển khai như: điều chuyển vốn từ nơi không giải ngân được sang các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh và các dự án khẩn cấp như ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, các dự án khắc phục hậu quả thiên tai gây ra tại một số địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tiếp tục quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 84/NQ- CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính: Khẩn trương hoàn thành việc hạch toán
Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương tập trung giải quyết các công việc như: UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ dự án khẩn trương lập hồ sơ nghiệm thu đối với công việc đã có khối lượng, gửi KBNN xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành. Sau khi rút vốn, hồ sơ ghi thu ghi chi phải gửi KBNN để KBNN hoàn thành việc hạch toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31/1/2021. Đối với khối lượng đầu tư đã hoàn thành, được KBNN kiểm soát chi nhưng chưa làm thủ tục giải ngân, đối với các dự án có tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng, Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi báo cáo hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát và làm việc cụ thể với các địa phương và các dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn. Đối với các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương làm việc chặt chẽ với các cơ quan chủ quản chương trình, dự án để hoàn tất thủ tục giải ngân ngay sau khi có kết quả kiểm đếm. Đối với vốn tạm ứng đã chuyển về tài khoản của dự án tại KBNN, các chủ dự án khẩn trương giải ngân, thanh toán cho các hoạt động của dự án và gửi thông tin lại cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để đẩy nhanh tiến độ cho ý kiến “không phản đối” ở các giai đoạn triển khai dự án, đặc biệt đối với khối lượng công việc hoàn thành cần được chấp thuận của nhà tài trợ để giải ngân. Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng giám đốc KBNN: Phối hợp nhịp nhàng với các bộ, ngành, cơ quan liên quan
Trong năm 2020, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên như: khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài...; ưu tiên kiểm soát thanh toán nhanh, kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố...;. Đồng thời KBNN cũng thực hiện cung cấp số liệu giải ngân hàng ngày cho Bộ Tài chính, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố phục vụ công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước. Đồng thời, tham mưu với Bộ Tài chính kịp thời đối với các cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Nhờ đó, lũy kế chi ngân sách nhà nước 11 tháng đạt 1.369,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,4% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 71,4% dự toán; chi thường xuyên đạt 87,9% dự toán. Để có kết quả này, thời gian qua, KBNN đã quyết liệt yêu cầu Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố chủ động, tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 qua hệ thống KBNN. Theo đó, kịp thời nắm bắt và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện giải ngân của từng gói thầu, dự án theo đúng thẩm quyền; chủ động đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành gửi hồ sơ thanh toán đến KBNN, không để dồn thanh toán vào cuối năm. Bên cạnh đó, cũng chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố thực hiện công khai số liệu và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng tháng đối với từng chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; chủ động báo cáo HĐND, UBND các cấp về tình hình giải ngân trên địa bàn, trong đó báo cáo cụ thể các vướng mắc và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân. |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK