Doanh nghiệp xuất khẩu tôm nêu giải pháp tăng sức cạnh tranh trên thị trường
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta |
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm quy mô lớn, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, ngành tôm Việt Nam mất 10 nghìn tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh của người dân. Đó là, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Đây là khoảng chi phí không nhỏ và kéo dài hàng chục năm qua; chi phí kiểm tra kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán.
Cùng với đó là cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài do phải chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.
Với chi phí cao, hiện tại giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước.
Theo ông Phú, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển con tôm, bao gồm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
Để tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt trên thị trường quốc tế, ông Lê Văn Quang nêu một số kiến nghị.
Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm tra kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, nếu phát hiện kháng sinh phải hủy ao tôm đó ngay, mới dẹp được thói quen dùng kháng sinh của người dân; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... nếu phát hiện có trộn kháng sinh, cần cắt giấy phép kinh doanh và xử lý hình sự.
Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II trong các vấn đề cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu nuôi trồng.
Cụ thể, cải thiện di truyền tôm sú bố mẹ và tôm thẻ bố mẹ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam. Sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường của từng vùng miền của Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại tỷ lệ thành công của nuôi tôm Việt Nam dưới 40%).
Xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.
Với các giải pháp trên, nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng tôm của Ấn Độ trước năm 2030 và bằng tôm của Ecuador trước năm 2035, giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững.
Đồng quan điểm trên, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cũng cho rằng, cần xem xét chuẩn hoá cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống như năng lực sản xuất (nhà xưởng, ao ươm…), con tôm bố mẹ… nhằm duy trì chất lượng tôm giống đồng đều, hạn chế rủi ro cho người nuôi. "Ecuador, Thái Lan có số đơn vị sản xuất giống tính trên đầu ngón tay nên quản lý tôm giống thuận lợi hơn. Chúng ta có trên 2.000 cơ sở sản xuất cung ứng giống khó quản lý nổi và thời gian qua cho thấy tôm giống trôi nổi, giá rẻ, chất lượng thấp đã làm tỉ lệ nuôi thành công rất thấp, khiến giá thành tôm nuôi tăng cao"- ông Lực nêu ví dụ.
Bên cạnh đó, cần quy hoạch đất cho nuôi tôm, xu thế phát triển bền vững và phúc lợi động vật sẽ hạn chế nuôi thâm canh mật độ thả nuôi cực cao. Cho nên, cần có chiến lược phân bổ bổ sung đất cho nuôi tôm và cả con cá tra nếu muốn duy trì và tăng trưởng sản lượng.
Để đáp ứng các thị trường lớn, cần tăng cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn ASC. Hiện nay, diện tích nuôi đạt chuẩn ASC còn quá thấp, chưa tới 1% diện tích nuôi, trong khi của Ecuador là 20%, và tôm họ chiếm lĩnh thị trường EU, nơi yêu cầu chuẩn này rất phổ biến. Nguyên nhân là thực trạng ngành nuôi tôm của Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, khó đáp ứng yêu cầu.
Giải pháp để khắc phục thực trạng trên là tạo sự khuyến khích nhà đầu tư tích tụ đất hình thành trang trại nuôi càng lớn càng tốt. Càng lớn thì thuận lợi đầu tư khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.
Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản rớt khỏi “câu lạc bộ chục tỷ đô”
11:32 | 05/12/2023 Xuất nhập khẩu

Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam
14:59 | 04/12/2023 Kinh tế

Công cụ phòng vệ thương mại gia tăng tại các nước thành viên CPTPP
21:11 | 27/11/2023 Kinh tế

Muốn phát triển "ngân hàng mở", cần thay đổi nhận thức và khung pháp lý
20:20 | 07/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Payoo nhận giải thưởng đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất của Mastercard
18:54 | 07/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nhiều "tân binh" góp mặt trong Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2023
15:57 | 07/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

HDBank đẩy mạnh vốn ưu đãi mùa cao điểm kinh doanh và tiêu dùng cuối năm
11:36 | 07/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

An Minh chính thức phân phối nho khô Sunview 2024 tại Việt Nam
22:32 | 06/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hợp tác đầu tư trong sản xuất và kinh doanh chip bán dẫn, linh kiện điện tử
21:04 | 06/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp chuẩn bị hàng chục nghìn tỉ đồng phục vụ thị trường tết
15:21 | 06/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới
14:05 | 06/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tetra Pak công bố mục tiêu hành động nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực
10:48 | 06/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
21:43 | 05/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Giải pháp nào để doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng?
20:05 | 05/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Các khu công nghiệp phía Nam quan tâm đầu tư xanh
16:11 | 05/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tại COP28, VietinBank cam kết dành nguồn lực tối đa cho phát triển bền vững
15:39 | 05/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT có dấu hiệu hình sự tăng dần theo từng năm

Đảng cầm quyền Nhật Bản kiến nghị nội dung thúc đẩy hợp tác với ASEAN

Ngành Hải quan chú trọng xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ

Infographics: Số thu tại 10 đơn vị hải quan giảm 14,54%

77 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 3 năm 2023

Infographics: Số thu tại 10 đơn vị hải quan giảm 14,54%
11:32 | 08/12/2023 Infographics

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với liên doanh của Viettel tại Lào

Xây dựng vị trí việc làm để cơ cấu lại cán bộ, cải cách chính sách tiền lương

Sa sút giá trị “tôn sư trọng đạo”

Thủ tướng Chính phủ: Điều hành tín dụng đôi khi còn bị động, cần kịp thời hơn nữa

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON95 ở mức 22.322 đồng/lít

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng tích cực

Vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT có dấu hiệu hình sự tăng dần theo từng năm

Ngành Hải quan chú trọng xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ

Infographics: Số thu tại 10 đơn vị hải quan giảm 14,54%

77 thí sinh đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 3 năm 2023

Hải quan kiến nghị tháo gỡ bất cập trong công tác xử lý hàng vi phạm quyền SHTT

Hơn 1.000 cán bộ, công chức cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn phòng cháy, chữa cháy

Chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn để chống buôn lậu

Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả ngay từ cửa khẩu

Hà Tĩnh: Phát hiện và bắt giữ 2.218 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng loạt kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong chuỗi Phoxedien.com

Phát hiện cơ sở kính doanh gần 1 tấn thực phẩm khô không rõ nguồn gốc

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt giữ tàu cá vận chuyển 130.000 lít dầu DO trái phép

Một số lưu ý trong khai báo và phân loại hàng hóa

Bố trí đủ vốn cho các dự án đưa vào sử dụng trước năm 2024

Phân tích, phân loại dựa vào thành phần, tính chất lý, hóa tính năng, công dụng của hàng NK

Thiết bị điện tử chuyên dùng nhập khẩu có mức thuế GTGT 10%

Chính sách, thủ tục đối với hàng nhập khẩu ủy thác của doanh nghiệp chế xuất

Thực hiện Luật Hải quan 2014: Ghi nhận việc triển khai quy định về chống buôn lậu ở Hải quan Hà Tĩnh

New Mazda CX-3: Lựa chọn kinh tế trong phân khúc SUV đô thị

Hyundai Experience Day 2023: Ngày hội trải nghiệm sản phẩm Hyundai

Honda Việt Nam tri ân khách hàng, ngập tràn quà tặng

Ford Việt Nam giảm giá, ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe

Khai trương Subaru Thăng Long

IONIQ 5 kết thúc hành trình xuyên Đông Nam Á tại Việt Nam

Đảng cầm quyền Nhật Bản kiến nghị nội dung thúc đẩy hợp tác với ASEAN

Nhiều ẩn số với nền kinh tế thế giới năm 2024

Chiến lược y tế công cộng nhằm chống thuốc giả

Suy thoái toàn cầu đe dọa tăng trưởng kinh tế của Thái Lan

ASEAN-Trung Quốc chung tay phòng ngừa, chống tội phạm xuyên quốc gia
