Doanh nghiệp “xanh hóa” để rộng đường xuất khẩu
Sản xuất, phân phối xanh để rộng cửa tiếp cận thị trường TPHCM: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn giảm sâu Doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu “xanh” |
Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để "xanh hóa" quy trình sản xuất. Ảnh: CTV |
Hướng đi bắt buộc
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, tại thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xanh và môi trường sống an toàn, bảo vệ thiên nhiên ngày càng được sự quan tâm của xã hội. Không dừng lại đó, với nền kinh tế định hướng về xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp được xem là tất yếu và sống còn. Gần đây nhất, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo, bắt đầu từ ngày 1/10/2023, EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ở giai đoạn chuyển tiếp. Đây là công cụ chính sách của EU nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, trong lúc hầu hết doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh đơn hàng hoặc không có đơn hàng do khó khăn chung thì qua khảo sát của HUBA cho thấy những doanh nghiệp thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, sản xuất xanh đang có đơn hàng dồi dào. Một số doanh nghiệp không thể nhận thêm đơn hàng vì đã vận hành tối đa công suất. Điều này cho thấy, “tấm hộ chiếu xanh” giúp doanh nghiệp vượt các rào cản và là lợi thế để doanh nghiệp mở rộng thị phần xuất khẩu, lẫn nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm, hàng hóa cho thị trường nội địa.
Đơn cử như trường hợp Công ty Dệt may Trung Quy đã đầu tư hơn 270 tỷ đồng vào nhà xưởng 10.000 m2 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nhờ đó có thể tiến đến quy trình sản xuất xanh một cách nhanh chóng. Ở khâu nhuộm, dệt, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 60 - 70% lượng nước so với công nghệ cũ, không chỉ giúp khép kín quy trình sản xuất, mà còn cung ứng kịp thời nguồn vải chất lượng, chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp may mặc trong nước, với năng suất 2 triệu mét vải/năm.
Ông Trần Văn Quy, Tổng giám đốc Công ty Dệt may Trung Quy cho biết, mới đây, doanh nghiệp xuất 2 container vải có nguồn gốc sợi hữu cơ cho đối tác ở Mỹ. Đây là lô hàng đầu tiên sau khi công ty tận dụng cơ hội đầu tư nhà máy mới với máy móc, thiết bị theo công nghệ của Đức, Italia từ 5 năm trước và chuyển sang mô hình sản xuất xanh từ cuối năm 2022. Nhờ vậy, những máy móc, thiết bị tại Trung Quy đều được đóng dấu “nhãn xanh” (green label).
Tương tự, với Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành, xanh hoá của doanh nghiệp thể hiện bằng cam kết giảm phát thải CO2. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp liệt kê các nguồn phát thải như lò hơi, gas, thiết bị dùng điện… và tiến hành cắt giảm việc sử dụng than đá, thay bằng vỏ cây và kiểm soát năng lượng. Lộ trình giảm phát thải CO2 đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư thay đổi máy móc, thiết bị, tìm nguồn nguyên liệu mang tính tự nhiên hơn. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà với cơ cấu giám sát chi phí, Công ty cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành đã thành công trong việc sử dụng 80% nhiên liệu xanh hóa và sử dụng 30 - 35% nguyên liệu tái chế được.
Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico), Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TPHCM, người tiêu dùng ngày càng đề cao sức khỏe cá nhân và tính bền vững với môi trường khi lựa chọn thực phẩm như các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, sản phẩm hữu cơ... Do đó, để bán được hàng, doanh nghiệp thực phẩm cần tập trung vào tính bền vững, đặc biệt là phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu về chất thải và năng lượng.
“Năm 2022, nhờ xanh hóa quy trình sản xuất mà Bibrico mang về doanh thu xuất khẩu tăng hơn 60% so với kế hoạch. Năm nay, yếu tố “xanh” trở thành lợi thế lớn giúp công ty đàm phán thành công các hợp đồng gia công”, ông Hiến chia sẻ.
Nhiều thách thức cần vượt qua
Ông Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, Chủ tịch HUBA, để có thể lựa chọn hướng phát triển xanh vừa phù hợp nội lực của doanh nghiệp Việt Nam, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xanh mà các thị trường quốc tế đang áp dụng là vấn đề không dễ. Bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép rất lớn về vấn đề tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thị trường…
Khảo sát của HUBA với các doanh nghiệp thành viên cho thấy, những doanh nghiệp không đáp ứng rào cản xanh khó tiếp cận đơn hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường lại không thể nhận thêm đơn hàng bởi đã quá công suất sản xuất. Nghịch lý này đã và đang gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp trong nước.
Ông Mạc Văn Hoàng, Giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Song King cho rằng, sử dụng nguyên liệu xanh giá đầu vào thường cao hơn 300% so với sản phẩm truyền thống. Từ đó, sản phẩm đưa ra thị trường có sự cạnh tranh về giá rất lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, với một số nhà máy chưa có sự chuẩn bị trước, việc chuyển đổi xanh từ đầu trong giai đoạn hiện nay sẽ rất khó khăn, vì chứng chỉ xanh không đơn giản là vấn đề về môi trường, mà còn phụ thuộc đến 50 chỉ tiêu khác như con người, hệ thống quản lý…
Do đó, mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xanh, bền vững của doanh nghiệp. Mô hình này cần được nhìn nhận ở cả chuỗi giá trị, từ sản xuất, nguồn nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ… và được đẩy mạnh hơn khi tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm rất khó để dự đoán.
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế TPHCM lần thứ 4 năm 2023 diễn ra ngày 15/9/2023 tới, UBND TPHCM sẽ tôn vinh, trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TPHCM năm 2023” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiệm cận với tiêu chuẩn xanh của toàn cầu, chủ động và tích cực chuyển đổi xanh, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công.
|
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK