Doanh nghiệp Việt - khó từ trong ra ngoài
Những quy định gây bất lợi cho DN
Sở hữu trí tuệ là một trong những quy định được Liên minh châu Âu lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc gặp gỡ, xúc tiến thương mại của phái đoàn Liên minh châu Âu với các tổ chức xúc tiến thương mại và DN Việt Nam. Điều này chứng tỏ, DN châu Âu cũng như chính phủ các nước châu Âu đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Đó được xem là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh có thiên hướng độc quyền sản phẩm cho DN nước sở tại khi đưa sản phẩm nước mình vào sâu thị trường nước khác. Thế nhưng, vấn đề này tại Việt Nam lại chưa được xem xét một cách toàn diện. Cụ thể các cơ quan chức năng Việt Nam chỉ mới chú trọng vào việc làm thế nào để DN nội không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào, mà thiếu sự quan tâm cần thiết đến việc DN nước ngoài vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đến các sản phẩm liên quan đến DN Việt Nam.
Đại diện Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Việt Ấn cho biết, việc các công ty Thái Lan đang vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ về địa lý đối với sản phẩm gia vị nước chấm của Việt Nam là một điển hình. Đơn cử với sản phẩm gia vị bún bò Huế Việt Nam đang xuất khẩu rất mạnh tại các thị trường khu vực ASEAN và Mỹ cho thấy, đơn hàng lớn và chiếm ưu thế về thị phần không phải là của DN Việt Nam mà là DN Thái Lan. Hiệp hội Gia vị nước chấm đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng về vấn đề cần thiết phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về địa lý đối với những sản phẩm truyền thống của Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Không dừng lại đó, gần đây Bộ Công thương đã đưa ra cảnh báo với DN về tình trạng thị trường xuất khẩu gia tăng biện pháp phòng vệ thương mại, đánh vào sản phẩm của các nước xuất khẩu để giảm năng lực cạnh tranh của DN các nước này. DN Việt Nam cũng là một trong những nước bị DN tại thị trường các nước xuất khẩu truyền thống như châu Âu, Mỹ, ASEAN… nhắm đến. Điều đáng nói là dù biết như thế nhưng DN Việt vẫn không thể chọn giải pháp đối đầu. Lý giải vấn đề này, đại diện Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho biết, vấn đề cốt yếu vẫn chính là tài chính. Để đảm bảo tài chính theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá tại một thị trường xuất khẩu có thể dao động từ 300.000USD đến 1 triệu USD. Trường hợp của công ty khi tham gia chống lại vụ kiện bán phá giá thép tại thị trường Malaysia là một điển hình. Chi phí để đảm bảo thắng vụ kiện này xấp xỉ 1 triệu USD. Do vậy, với nội lực vốn đầu tư yếu ớt của các DN vừa và nhỏ của Việt Nam thì khó đảm bảo về mặt tài chính.
Trên thực tế, cách phổ biến mà DN nội lựa chọn khi có nguy cơ hoặc trở thành bị đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá là tìm kiếm đối tác tại các thị trường mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tìm kiếm thị trường mới sẽ khó khăn hơn do các vụ kiện domino thường xuyên được áp dụng. Nếu bị thua kiện tại một nước xuất khẩu bất kỳ và bị áp mức thuế chống bán phá giá nhất định thì DN ngoài việc bị mất thị trường đó, còn có nguy cơ phải đối mặt với mức thuế áp chống bán phá giá tại nhiều thị trường khác.
Khó cả trên sân nhà
Rào cản xuất khẩu ngày càng nhiều, để chọn giải pháp dễ thở hơn, nhiều DN quay về thị trường nội địa với tiềm năng hơn 90 triệu dân. Thế nhưng, việc quay về cũng lắm chông gai, nhất là với những loại mặt hàng tiêu dùng nhanh. Thống kê toàn thị trường cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn còn chiếm số lượng hơn 50%. Thế nhưng, nếu chỉ xét trên ngành hàng tiêu dùng nhanh - một trong những ngành hàng phổ biến và chủ lực của DN Việt Nam thì hệ thống phân phối ngoại đã chiếm 53%. Chiếm ưu thế về hệ thống phân phối cũng đồng nghĩa sản phẩm ngoại nhập chiếm ưu thế trên thị trường. Chưa hết, những điều kiện khắc nghiệt mà các hệ thống phân phối ngoại đưa ra bao gồm như tăng mức chiết khấu, tăng phí đầu vào cho một mã hàng, buộc DN tham gia chương trình khuyến mãi… khiến DN nội đã yếu càng đuối sức hơn. Có thể thấy, sự mờ nhạt trong hoạt động của các hiệp hội DN ngành nghề và cơ quan chức năng liên quan đến việc định hình chiến lược và hỗ trợ phát triển cho DN nội trong suốt thời gian dài đã đẩy DN nước ta vào thế cực kỳ chông chênh.
Đẩy nhanh triển khai giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển là cần thiết. Thế nhưng, trong suốt 2 năm qua, kể từ khi những vấn đề cản trở phát triển của DN được xới lên, thực tế giải quyết chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí theo đánh giá của nhiều DN là chỉ mới chuyển động trên giấy. Đơn cử như liên quan đến thủ tục hành chính xuất nhập khẩu tại cửa khẩu hải quan. Bất chấp Tổng cục Hải quan mở bung cửa ra vào hàng hóa nhưng các bộ chuyên ngành vẫn kiên quyết không từ bỏ những quy định thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Bản thân những người thực thi kiểm tra chuyên ngành cũng bức xúc thay cho DN nhưng kiến nghị mãi lên những người đứng đầu các bộ vẫn không sửa đổi. Còn về chính sách hỗ trợ vốn, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản VISSAN, cho rằng nên hỗ trợ tập trung vào những DN chủ lực để tạo mũi khoan đột phá vào thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa. Từ đó, tạo cơ sở xây dựng hệ thống chuỗi DN cung ứng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Thế nhưng, chính sách này đã không được xem xét thỏa đáng. Tình trạng hỗ trợ bình quân và tràn lan vẫn diễn ra dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn không cao, thậm chí còn gián tiếp gây ra tình trạng biến dạng thị trường do cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Riêng đại diện Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam thì cho biết, tình trạng “kinh doanh dưới hộc bàn” tại Việt Nam còn khá phổ biến. DN càng nhỏ thì “kinh doanh dưới hộc bàn” càng nhiều. Những chi phí này không cách nào hoạch tính vào chi phí kinh doanh chính thức của DN nên gây suy giảm rất lớn nội lực cũng như khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Nếu những bất cập trên không thể sớm dỡ bỏ thì rất khó để DN trong nước tìm được chỗ đứng ngay trên sân nhà cũng như trên thị trường thế giới rộng lớn.
Tin liên quan
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK