Doanh nghiệp mong sớm “sống chung” an toàn với Covid-19
Doanh nghiệp mong ngày TPHCM nới lỏng giãn cách | |
Doanh nghiệp mong mở rộng các “vùng Xanh” để duy trì hoạt động sản xuất | |
Đại biểu Quốc hội: Phải có chiến lược “sống chung” với Covid-19 |
Khoanh vùng doanh nghiệp để đảm bảo an toàn
Phát biểu tại buổi toạ đàm có chủ đề “Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19” do Tạp chí Vneconomy tổ chức ngày 10/9, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong thời gian vừa qua, các khó khăn của doanh nghiệp không chỉ là của ngành may mặc, có những ngành sử dụng ít lao động, có ngành sử dụng lao động di chuyển thường xuyên. Ngành may mặc thường sử dụng rất nhiều lao động và hiện chúng tôi đang có quy mô 12.000 lao động tính cả liên doanh ở các tỉnh, TP khác. Chúng tôi đánh giá cao biện pháp “xác định không thể chống dịch tuyệt đối được, phải tìm cách sống chung nhưng vẫn đảm bảo an toàn”. Điều này đã mở ra nút gỡ cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Thân Đức Việt phân tích, về mặt thuận lợi, việc chúng ta sống chung với dịch là tất yếu, quan trọng là cách ứng xử. Thuận lợi lớn nhất theo tôi là về tư duy và tư tưởng. Từ góc độ truyền thông, có hay không việc chúng ta đã quá thổi phồng vấn đề, khiến cho tư duy của chính quyền địa phương và doanh nghiệp cũng như người dân bị ảnh hưởng. Tôi đồng ý chúng ta phải nghiêm ngặt để người dân không chủ quan, nhưng cũng không quá nghiêm trọng để dẫn tới hoảng loạn.
Thứ hai, chúng ta nên khoanh vùng các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố an toàn để đảm bảo sản xuất. Như May 10 thì theo phương án "3 tại chỗ" có thể sản xuất được 50%, nhưng chi phí tăng gấp 5 lần, doanh thu giảm 1/2, không thể duy trì được. Về thực hiện “1 cung đường”, công nhân lại không thể qua được các chốt kiểm soát.
Thứ ba, nếu chúng ta giao trách nhiệm cho địa phương thì cũng nên giao trách nhiệm cho chính doanh nghiệp, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài. Chúng tôi cũng cho rằng mỗi người lao động là 1 chiến sĩ, mỗi doanh nghiệp là 1 pháo đài, nếu làm tốt, chúng tôi không chỉ duy trì kinh doanh mà còn chung tay chống dịch với cả nước.
Về mặt khó khăn, việc đầu tiên, đặc thù của May 10 là sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là nữ và phân tán ở 7 tỉnh: Quảng Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội,… Với câu chuyện như vậy, mỗi một tỉnh lại áp dụng giãn cách khác nhau, là câu chuyện lại khác nhau. Có địa phương mở, có nơi đóng, có nơi nửa đóng nửa mở, có nơi lãnh đạo doanh nghiệp phải viết cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra ca nhiễm.
Nên khoanh vùng các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố an toàn để đảm bảo sản xuất. Ảnh: H.Dịu |
Thay đổi phương án kinh doanh phù hợp
Còn theo ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng Giám đốc Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa, về khó khăn hiện nay, chúng tôi đánh giá khó khăn lớn nhất là vấn đề tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa – logistics một cách có hệ thống tổng thể, chiến lược. Đây là mắt xích quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thiết kế và ổn định sản xuất, đây cũng là vấn đề mà doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các ban ngành liên quan tập trung để quy định có hệ thống, đưa ứng dụng công nghệ vào để giải quyết nhanh chóng, bớt những thủ tục rườm rà không cần thiết từ thông quan tới di chuyển trên đường. Rõ ràng doanh nghiệp hoạt động không thể "3 tại chỗ" mãi được, cần phải luân chuyển hàng hóa, nên đây là khó khăn lớn nhất.
Khó khăn thứ hai là khả năng tiếp cận và tiến độ tiêm vắc xin. Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi làm việc theo kế hoạch trước 1 năm, 18 tháng hay chiến lược dài hơi, tất cả những hợp đồng kí kết đều trên tinh thần này. Do vậy, doanh nghiệp không thể hoạt động theo cách hôm nay làm, mai không biết đóng cửa không. Hiện nay nguồn vắc xin và kế hoạch tiêm chủng tại các tỉnh thành như thế nào, mức độ ưu tiên ra sao, theo tôi cần giải quyết nhóm an sinh xã hội cho người dân để đảm bảo nhu cầu hàng hoá thiết yếu. Thứ nữa là an sinh cho doanh nghiệp, luồng hàng hóa lưu thông giống như mạch máu của doanh nghiệp, nên không thể đình trệ được.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Ngữ, trong bối cảnh dịch bệnh, toàn bộ doanh nghiệp đã thay đổi thích ứng với công nghệ, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công nghệ để rút ngắn thủ tục. Hoạt động chính của chúng tôi đang đặt ở các tỉnh phía Nam- tâm dịch hiện nay, với chủ trương mới “sống chung với dịch”, là một cách nhìn đúng đắn và cởi mở. Để thích ứng với tinh thần này, bản thân Thành Thành Công - Biên Hòa cũng rà soát và điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh 2021-2022 để có cách tiếp cận phù hợp. Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi phải tinh gọn hơn, tái cấu trúc trong suốt thời gian qua về phương thức làm việc, mô hình tổ chức, công tác sản xuất,… Cho tới giai đoạn hiện nay, chúng tôi có bộ máy tối giản, điều chỉnh lại các khoản đầu tư cho phù hợp với bối cảnh.
Về thay đổi phương thức kinh doanh, đây là điểm mấu chốt trong giai đoạn vừa rồi mà các doanh nghiệp đã thích ứng được. Chúng tôi đã điều chỉnh cơ cấu thị trường, trước đây chúng tôi tập trung vào thị trường nội địa, trong năm 2019-2020 chúng tôi nâng tỉ trọng xuất khẩu lên cao hơn để tận dụng được cơ hội của thị trường. Trong năm 2021, chúng tôi điều chỉnh lại cả thị trường nội địa, tập trung vào thị trường phía Bắc, tập trung vào các kênh hiện đại, thay đổi cách tiếp cận trong bán lẻ, toàn bộ thông qua công nghệ và phần mềm để tương tác với nhà phân phối. Từ đây, hàng hóa được tổ chức mạch lạc, nguồn cung được duy trì.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Vạn Gia cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
17:26 | 12/11/2024 Hải quan
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng
15:05 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
17:04 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan