Doanh nghiệp logistics sẽ đối mặt với điều gì trong năm 2020?
Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam |
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành dịch vụ logistics phát triển bởi kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt hàng trăm tỷ USD. Trong năm 2019 con số này đã đạt trên 500 tỷ USD. Vậy theo ông bước sang năm 2020, các doanh nghiệp logistics Việt Nam gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- Các khó khăn nhận diện được của năm 2020 cũng sẽ vẫn là những khó khăn mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã phải đối mặt trong năm 2019 đó là việc tình hình chính trị của thế giới có nhiều bất ổn, nhất là khi vừa rồi những xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề lớn như việc giá dầu tăng; cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung cũng vẫn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu.
Về cơ chế, việc kiểm tra chuyên ngành vẫn còn một số khó khăn. Ngoài ra, tuy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã giúp cắt giảm nhiều thủ tục tuy nhiên hiện nay trên hệ thống này số thủ tục của các bộ, ngành đưa lên vẫn chưa đầy đủ, đáng chú ý vẫn chưa thực hiện được 100% các thủ tục bằng điện tử mà vẫn còn một số thủ tục phải thực hiện bằng giấy.
Ngoài những khó khăn trên, các doanh nghiệp logistics cũng có một số lợi thế trong năm 2020. Theo đó, doanh nghiệp ngành logistics phấn khởi bước vào năm 2020 với quyết tâm sẽ làm tốt hơn năm 2019 nhờ giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, mở ra cánh cửa lớn cho các ngành xuất, nhập khẩu trong nước cũng như thị trường cung ứng tại Việt Nam, cụ thể EVFTA đưa vào thực hiện cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giầy, thủy sản kéo theo đó là sự phát triển của các doanh nghiệp logistics.
Cùng với việc tăng giá phụ phí tàu biển, tăng giá dịch vụ cảng biển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp logistics trong năm 2020 cũng rất gay gắt. Ông có nhận xét gì về đánh giá này?
- Cơ hội thì rất nhiều nhưng đồng thời sự cạnh tranh cũng rất gay gắt. Cạnh tranh ở đây được hiểu ở hai ý. Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa những "ông lớn" của dịch vụ logistics nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với những doanh nghiệp logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics nước ngoài có lợi thế cả về vốn, quản lý và trình độ con người, trong khi đó doanh nghiệp logistics của chúng ta còn thiếu nhân lực về công nghệ. Do vậy để cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà thì ngành logistics Việt phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc điều hành, quản lý đơn hàng, đặc biệt là có thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ
Thứ hai, sự cạnh tranh về giá dịch vụ, đây là sự cạnh tranh muôn thuở. Điều khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp logistics hiện nay đó là phải làm thế nào để giảm được chi phí logistics.
Đáng chú ý, việc thu phụ phí nhiên liệu (Low Sulphur Surcharge - LSS) từ ngày 1/1/2020 tại các cảng cũng sẽ làm gia tăng chi phí, phụ phí LSS này được áp dụng tại cảng bốc hàng (Port of Loading - POL). Theo đó, tất cả chủ hàng (shipper) gửi hàng từ Việt Nam đi nước ngoài đã và đang đóng các phí này cho các hãng tàu. Tuy nhiên, hiện tại có một số hãng tàu lại thu phí LSS từ nhà nhập khẩu Việt Nam để hoàn trả lại cho đại lý tại Trung Quốc. Điều này đã làm tăng chi phí và gánh nặng cho nhà nhập khẩu của Việt Nam.
Theo nguyên tắc, phụ phí này là một phần của tiền cước, ai trả cước thì người đó phải trả phụ phí này, bất kể là cước trả trước hay trả sau. Chính vì vậy, chúng tôi đã khuyến cáo đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics khi ký hợp đồng cần tư vấn cho khách hàng mua bán hàng hóa làm rõ phụ phí này do bên nào trả, ghi rõ lên vận đơn, tạo cơ sở pháp lý để xác định ai phải trả phụ phí LSS.
Như ông vừa đề cập đến thì hiện nay “nút thắt” của ngành logistics chính là chi phí. Vậy trong năm 2020, ngành logistics sẽ thực hiện những giải pháp nào để cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thưa ông?
- Hiện nay 97% các doanh nghiệp logistics của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Do vậy đa phần các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn và nhân lực, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin để ứng dụng vận hành trong hoạt động khai thác đơn hàng và điểm cuối cùng của các khâu yếu vẫn là công nghệ quản trị kho, chuỗi dây chuyền cung ứng lạnh.
Ngành logistics năm 2020 được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng hơn cao hơn năm 2019 nhờ ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó sẽ tập trung nâng cao hiệu suất của ngành trong chuỗi quản lý cung ứng, bằng cách phối hợp giữa các nhà sử dụng dịch vụ, nhà sản xuất, nhà xuất, nhập khẩu, nhà phân phối... hướng tới việc giảm chi phí logistics.
Trong năm 2020, VLA sẽ nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ blockchain vào sử dụng lệnh giao hàng điện tử thay cho lệnh giao hàng giấy, dự kiến việc áp dụng ứng dụng CNTT này sẽ giúp tiết kiệm được hơn 200 tỷ đồng. Đồng thời, việc ứng dụng E-D/O, cũng sẽ giảm thời gian giao dịch, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.
Trong thời gian tới, VLA cũng sẽ triển khai, tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi khảo sát các thị trường và học tập, kết nối với các doanh nghiệp logistics ở nước ngoài để qua đó mở rộng thêm mối liên kết, xây dựng thêm đơn hàng mới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK