Doanh nghiệp khát vốn để cầm cự qua khó khăn
Sơ chế dừa tươi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T. Ảnh minh hoạ: T.L |
Các ngành chủ lực đều lao đao
Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM: Cần sớm khôi phục lại chương trình kích cầu Chương trình kích cầu đầu tư của TPHCM trong giai đoạn trước đã hỗ trợ rất lớn cho các DN trong hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng hơn 2 năm nay chương trình này đã bị dừng lại khiến nhiều DN đã tham gia được nửa đường lại phải tạm dừng nên rất khó khăn. Do đó, TPHCM cần sớm có giải pháp khôi phục lại chương trình kích cầu để hỗ trợ DN. |
Kết quả khảo sát vừa được Hiệp hội DN TPHCM thực hiện đã cho thấy bức tranh ảm đạm về tỉnh hình sản xuất kinh doanh của các DN trong hầu hết các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn. Cụ thế, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm khoảng trên 8% so với cùng kỳ. Nhiều DN đang phải giảm giờ làm để duy trì và giữ chân người lao động. Hầu như các DN đang chủ động tái cấu trúc, tiết kiệm, tinh giảm các nguồn lực, cắt giảm chi tiêu. Khó khăn phổ biến là thiếu hụt dòng tiền, DN không tiếp cận được vốn vay, nhiều DN không được giải ngân, chuyển nợ xấu. Do vậy, từ giữa năm 2022 đến nay các DN dệt may không đầu tư và có xu hướng bán lại, làm mất thương hiệu. Dự bảo các tháng sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với các DN dệt may.
Ngành cơ khí điện cũng có tình trạng chung là đơn hàng giảm, thậm chí có DN giảm đến 50%; đơn hàng xuất khẩu tại chỗ cũng giảm 30-40%. Các DN cơ khi Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt bởi các doanh nghiệp FDI, nhất là DN nhỏ và vừa phải giảm giờ làm, cắt giảm lao động nhằm tiết giảm chi phí sản xuất đề tồn tại.
Ngành bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền gây ảnh hưởng dây chuyền trong chuỗi cung ứng, thiếu tiền trả cho nhà thầu, trả cho trái chủ trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động... Các nhà cung cấp cũng bị ảnh hưởng theo, trong khi đó sắt tăng giá, các hợp đồng xây dựng đã ký tiếp tục lỗ vốn. Nguồn vốn rất khó, gần như không tiếp cận được gọi 120.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất từ 1,5%-2%. Tài sản thế chấp là đất nông nghiệp được định giá rất thấp và giá trị tài sản đảm bảo nói chung giảm đến 30%, đòi hỏi phải bổ sung tài sản thế chấp trong khi DN gần như cạn kiệt tài sản.
Những khó khăn của ngành bất động sản kéo theo ngành vật liệu xây dựng hiện có khoảng 40% DN trong tỉnh trạng không hoạt động được, khả năng đến cuối năm 2023 sẽ có nhiều DN phá sản nếu tình hình không có gì thay đổi. Các ngành khác như lương thực thực phẩm, xây dựng công nghiệp, mỹ nghệ và chế biến gỗ, du lịch... cũng đối mặt với đầy rẫy khó khăn.
Cần vốn để cầm cự, nhưng vay vốn không dễ
Chia sẽ tại toạ đàm “Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh” tổ chức mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hoa, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM cho biết, thị trưởng khó khăn nên hầu hết các DN chỉ đang nỗ lực để cầm cự qua giai đoạn hiện nay với kỳ vọng tình hình đến cuối năm sẽ sáng sủa hơn. Tuy nhiên, phần vốn vay trước đây vẫn phát sinh lãi do đó các DN mong muốn ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho DN. “Việc khoanh nợ, giãn nợ cần tịnh tiến đều vì nếu năm sau thị trưởng vừa tốt lên, DN vừa khôi phục trở lại đã phải trả khoản nợ lớn của 2 năm dồn lại thì sẽ rất khó khăn” – ông Hoà cho biết. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội DN TPHCM, nhiều DN đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu... và đã thể chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp. Nay muốn vay thêm nhưng không còn tài sản nào để thể chấp, nhà xưởng thì ngân hàng không chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội May – Thêu – Đan TPHCM, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VitaJean cũng cho hay, hiện lượng nguyên phụ liệu tồn kho và hàng hoá tồn kho của các DN dệt may rất lớn. Bên cạnh đó, trước đây khách hàng nước ngoài đều nhận hàng và gia hạn thanh toán 90-160 ngày, nhưng do khó khăn, các khách hàng hiện yêu cầu DN phải ký gửi, khiến dòng tiền gặp khó khăn, không đáp ứng các điều kiện của ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Công ty TNHH Lập Phúc cho biết, sau hơn 30 năm phát triển, qua nhiều lần vay vốn ngân hàng thông qua chương trình kích cầu của TPHCM Lập Phúc đã phát triển ngang ngửa với các DN lớn. Nhà xưởng, máy móc thiết bị của công ty hiện rất tối tân, hiện đại. Ông Trí đánh giả nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của công ty. “Nhờ Lập Phúc may mắn được tham gia chương trình kích cầu của TPHCM, nghĩa là DN chỉ trả phần vốn, con lãi do thành phố trả. Còn nếu DN phải tự trả lãi thì rất khó khăn, DN không thể làm ra sẵn phẩm gì mà có lời được 20-30%” - ông Trí chia sẻ. Theo đó, Lập Phúc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong ngành khuôn mẫu, dùng cho chế tạo ô tô và xuất khẩu qua Mỹ. Nhưng công ty phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm Trung Quốc nên giá luôn phải thấp thì mới bán được do đó, biên lợi nhuận thu được rất hạn chế.
Tuy nhiên, không phải tất cả các DN đều gặp khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, công ty có thị trưởng ổn định và việc xuất khẩu trái cây vẫn tốt, dòng tiền ổn định nên Vina T&T vẫn được hưởng ưu đãi của ngân hàng. Hiện công ty đang vay vốn tại BIDV, Vietinbank với lãi suất khoảng 8-8,5% năm, thấp hơn nhiều so với nhiều DN khác. Còn nếu phải vay với lãi suất trên 10% thì Vina T&T cũng khó có thể trụ được.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng có băn khoăn về việc định giá tài sản thể chấp cho các khoản vay tại ngân hàng. Cụ thể, chi phí đầu tư các loại cây dài ngày như mít, sầu riêng là khá lớn, từ 50-70 triệu đồng ha và chỉ sau 1-2 năm sẽ bắt đầu cho thu hoạch Nhưng lâu nay ngân hàng chỉ thực hiện định giá đối với đất, còn các loại cây ăn trái không được coi là tài sản khiến việc vay vốn của nông dân gặp nhiều khó khăn. Hiện các DN như Vina T&T đang phải đầu tư cho nông dân sau đó bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu, nhưng nguồn lực của DN hạn chế nên việc đầu tư không được nhiều.
Tương tự, Lê Mai Hữu Lâm, Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi cho biết, công ty thuê đất trong khu công nghiệp thời hạn 50 năm và trả tiền thuê hàng năm với giá thuê khoảng 170-190 USD m2. DN đã đầu tư số tiền khá lớn để thuê đất và xây dựng nhà xưởng, nhưng khi vay vốn, ngân hàng chỉ định giá phần nhà xưởng, không tính giá trị phần đất thuê, khiển giá trị khoản vay rất thấp.
Theo đó, các DN đều mong muốn ngành ngân hàng cần có giải pháp tháo gỡ bằng cách định giá tài sản thể chấp theo giá thị trường, tăng tỷ lệ đảm bảo của tải sản thế chấp, cho phép thế chấp tài sản đất thuê hàng năm, thí điểm cho vay tín chấp và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp. Riêng với ngành dệt may, trước tình hình tồn kho cao và khó khăn về dòng tiền, ông Việt mong muốn ngành ngân hàng có chính sách cho vay dựa trên khoản phải thu, nguyên liệu tồn kho và sản phẩm tồn kho. Ngoài ra, cần nới các quy định cho vay bởi trong điều kiện hiện nay nếu vẫn giữ nguyên các quy định như trước đây thì DN không thể tiếp cận được.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN: Ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống nhưng vẫn luôn chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp Chính sách tiền tệ, tín dụng của ngành ngân hàng là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu chính là đảm bảo giá trị của đồng tiền, tức là kiểm soát lạm phát chứ không phải chỉ để phục vụ cho nhu cầu vốn của DN. Hiện tại, lãi suất đang ở mức cao. Nhưng trên thực tế, vốn tự có của các ngân hàng chỉ chiếm khoảng 9-10%, phần còn lại ngân hàng phải huy động từ dân cư để có nguồn vốn cho vay ra nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng đều phải lo đảm bảo an toàn hệ thống để phòng trường hợp có rủi ro xảy ra. Thực tiễn xảy ra tại 2 ngân hàng ở Mỹ vừa qua là một bài học lớn cho thấy câu chuyện an toàn hệ thống luôn phải đặt ra. NHNN cũng có yêu cầu rất cao về an toàn hệ thống và điều này chi phối rất nhiều đến các vấn đề lãi suất, tài sản đảm bảo, cho vay phải đảm bảo hệ số an toàn… Hiện thanh khoản tại các ngân hàng thương mại rất dồi dào, NHNN khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng và các ngân hàng thương mại cũng rất muốn cho vay để có lợi nhuận. Nhưng vì sao vốn vẫn không ra được nền kinh tế? Đây là vấn đề mấu chốt mà cả 2 phía ngân hàng và DN cần giải quyết. Hiện NHNN đang phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bên giải quyết vấn đề trái phiếu DN. Theo đó, NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN nhằm xử lý các vấn đề tồn tại và duy trì thị trường vốn trung, dài hạn bằng trái phiếu, chứng khoán để giảm bớt áp lực cho thị trường tiền tệ. Nếu toàn bộ thị trường trái phiếu đổ dồn vào thị trường tiền tệ thì sẽ là gánh nặng rất lớn không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Đó là câu chuyện huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Tiền tiết kiệm dân cư đều là ngắn hạn, như cho vay đầu tư trung dài hạn lại lên tới 5-10 năm. Điều này dẫn tới rủi ro thanh khoản cho chính các ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao đối với NHNN về các vấn đề lãi suất, tỷ giá, cung ứng tiền, cơ cấu lại các khoản nợ… để hỗ trợ DN. Hiện việc điều hành chính sách của NHNN gặp rất nhiều áp lực từ việc tăng lãi suất của các nước lớn, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương… Tuy nhiên, Việt Nam đã rất thành công trong mục tiêu kiểm soát lạm phát. Giá trị VND vẫn ổn định và được kiểm soát dưới 4% trong năm 2022 và năm 2023 dự kiến là 2,5%. Lãi suất có quan hệ rất chặt chẽ với tỷ giá và chính sách lãi suất là chính sách khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Lãi suất cần phù hợp với tỷ suất lợi nhuận chung của nền kinh tế, hài hoà với người đầu tư, người gửi tiền, hài hoà với người vay vốn, phù hợp với từng lĩnh vực… Năm 2022, dưới sức ép chung của thế giới, NHNN đã phải tăng lãi suất điều hành 2 lần, nhưng qua năm nay đã điều chỉnh giảm 2 lần, trong khi xu hướng các ngân hàng trung ương vẫn đang tăng lãi suất để thể hiện thông điệp về kiểm soát lạm phát. Cùng với việc giảm lãi suất, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm mọi chi phí để giảm lãi suất. Về vấn đề giãn hoãn nợ, NHNN đang trình và sẽ sớm có quy định cụ thể, nhưng trên tinh thần NHNN thấy rằng giãn hoãn là cần thiết. Vấn đề là lựa chọn ngành nghề nào, đối tượng nào, mức độ nào… Bởi giãn hoãn luôn đi theo sau đó là một loạt vấn đề về chất lượng tín dụng, có thể tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu, đe doạ tới sự ổn định, an toàn của hệ thống. Ông Hoàng Trọng Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Techcombank: Giảm lãi suất, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ Ngay khi thị trường có xu hướng gặp khó khăn, Techcombank đã xây dựng gói giải pháp 30.000 tỷ đồng cho khách hàng DN với lãi suất ưu đãi tới 2%. Bên cạnh vấn đề lãi suất, ngân hàng còn điều chỉnh lại thời gian xử lý hồ sơ bởi việc vốn được đưa ra đúng thời điểm là rất quan trọng. Để giảm thời gian xử lý hồ sơ, Techcombank có luồng đề nghị vay vốn dựa trên cơ sở ngân hàng phê duyệt hạn mức trước. Cụ thể, dựa trên dữ liệu về khách hàng, Techcombank sẽ phê duyệt trước hạn mức ngay từ khi khách hàng chưa có đề nghị. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể đăng ký sử dụng hạn mức này thông qua nền tảng số và sẽ nhận được kết quả chỉ sau 1 ngày đối với các DN vừa và nhỏ. Với các DN lớn, Techcombank kết hợp với các chuyên gia trong từng ngành để am hiểu những khó khăn, quy trình vận hành của ngành đó để “may đo” giải pháp cho từng ngành. Do đó thời gian xử lý hồ sơ cũng chỉ khoảng 5-7 ngày. Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc khối khách hàng DN – Ngân hàng HDBank: Nhiều phương án cho vay không cần tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là một trong những công cụ ngân hàng sử dụng để bảo vệ nguồn vốn của mình, bảo vệ quyền lợi của cổ đông cũng như tuân thủ quy định của NHNN. Tuy nhiên, bên cạnh tài sản đảm bảo, dòng tiền tạo ra từ phương án cho vay còn quan trọng hơn rất nhiều. Tại HDBank có rất nhiều phương án tín dụng không cần tài sản đảm bảo. Đó là những phương án dựa trên dòng tiền tạo ra một cách tin cậy, đó là hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng uy tín, khả năng than toán của nhà nhập khẩu. Ngoài ra còn có phương án cho vay “ba bên”. Nghĩa là ngân hàng cấp tín dụng cho một nhà cung ứng mà nhà cung ứng đó cung ứng hàng hoá cho một nhà xuất khẩu lớn. Khi đó, ngân hàng không nhìn nhà cung ứng đó là một khách hàng riêng lẻ mà là một phần trong chuỗi của người bán hàng lớn hơn và DN sẽ mua hàng từ nhà cung ứng này dựa trên lịch sử giao dịch của hai bên, chất lượng hàng hoá của nhà cung ứng. Khi đó, vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng sẽ được giảm bớt. Nguyễn Hiền (ghi) |
Tin liên quan
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK