Doanh nghiệp đối diện khó khăn khi phục hồi sản xuất
Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng. Ảnh: N.Thanh |
Khó từ thiếu lao động...
Để đưa ra đánh giá tình hình toàn cảnh khi DN phục hồi sản xuất trở lại, tháng 9/2021, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) đã thực hiện khảo sát với với 256 DN dệt may, giày dép và 300 công nhân 2 ngành này. Kết quả cho thấy, trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe, kinh tế gần như kiệt quệ. “Trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê. Tuy nhiên, phần lớn họ xác định muốn về quê trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân, con cái”, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động nói.
Theo Bộ Công Thương, tính chung 9 tháng năm 2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp chính vào tăng trưởng XK chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86,27% trong tổng kim ngạch XK. |
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Vitas phân tích rõ hơn: Tâm lý lo sợ lây nhiễm dịch cùng với đời sống khó khăn do không đi làm, không có thu nhập đã khiến hàng triệu người lao động rời bỏ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… về quê, không ít trong số đó là công nhân dệt may, da giày. Chuỗi cung ứng dệt may, da giày một lần nữa có nguy cơ đứt gãy không phải do yếu tố cung - cầu bên ngoài mà do chính yếu tố trong nội tại. Việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.
“Đây là bài toán khó cho các DN dệt may, da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất. Dự báo, trong 3 tháng cuối năm 2021, ngành dệt may, da giày đều sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng. Kéo theo đó là nguy cơ không thể đạt được mục tiêu XK đã đề ra như dự kiến trước đó”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.
Bên cạnh dệt may, da giày, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, tuần cuối tháng 9/2021, nhiều tỉnh, thành phố từng bước mở cửa kinh tế trở lại nên các DN ngành gỗ cũng bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển vọng XK gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm 2021 dự báo sẽ tăng trưởng khả quan do nhiều DN hiện đã có đơn hàng đến hết năm và thậm chí đến hết quý 1/2022.
Triển vọng là thế, song từ góc độ DN XK cụ thể, ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty Lâm Việt (Bình Dương) cho biết, đã có khoảng 20% lao động rời Bình Dương trở về quê. Sắp tới nhu cầu nhân lực cho sản xuất, chế biến, XK gỗ rất lớn, nguy cơ thiếu hụt nếu các DN tăng tốc sản xuất.
Ông Lê Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (Bifa) chia sẻ, DN đang rất lo lắng mất công nhân; khách hàng không kiên nhẫn chờ thêm, chỉ lỡ giao 1-2 đơn hàng là khách có thể chuyển sang thị trường khác. “DN hiện nay đang rất quan tâm đến lộ trình tiêm vắc xin cho công nhân, khi nào phủ vắc xin mới có thể nói đến việc mở cửa sản xuất rộng hơn”, ông Minh nhấn mạnh.
Vị Phó Chủ tịch Bifa cho rằng, để người lao động quay trở lại đầu tiên là phải cho người lao động cảm thấy an toàn. “Lãnh đạo tỉnh cần cùng DN phối hợp có lộ trình rõ ràng, minh bạch trong vấn đề này, ví dụ lộ trình tiêm vắc xin mũi 2 cho công nhân… Bên cạnh đó, DN nên kết nối chặt chẽ với chính quyền để có chính sách hợp lý khi đón công nhân trở lại; có lộ trình tuyển dụng lại công nhân không ồ ạt, chính sách đãi ngộ phù hợp…”, ông Minh nói.
... Và khó từ quy định ngặt nghèo
Bên cạnh nỗi lo hàng đầu là thiếu lao động, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso, vấn đề điển hình mà các DN ngành dệt may, da giày đang phải đối mặt là việc mở cửa sản xuất có quá nhiều điều kiện phức tạp.
“Hiện, những tỉnh tập trung nhà máy da giày được phủ vắc xin Covid-19 lên tới 80 - 90%, nhưng những quy định ngặt nghèo để mở cửa sản xuất trở lại đã khiến DN gặp nhiều khó khăn. Như tôi được biết, có những DN đi đến “đường cùng”, họ chấp nhận mở cửa sản xuất rồi chịu phạt sau vì nếu tiếp tục đóng cửa thì nhiều DN sẽ phá sản. Ngoài ra, vấn đề lưu thông giữa các địa phương cũng là cản trở lớn. Lực lượng lao động của 2 ngành dệt may, da giày nằm rải rác ở các tỉnh, trong khi việc đi lại vấp phải hàng loạt điều kiện khác nhau giữa các tỉnh”, bà Xuân nói.
Với ngành chế biến, XK gỗ, ông Lê Văn Minh đặc biệt nhấn mạnh mong muốn không áp dụng cơ chế xin-cho khi DN phục hồi sản xuất trở lại. “Bình Dương hiện có khoảng 55.000 DN, trong số đó có khoảng 30.000 DN có nhu cầu quay trở lại sản xuất. Nếu áp dụng phương án xin phép thì khâu xét duyệt đơn, xuống hiện trường nhà máy kiểm tra sẽ mất khá nhiều thời gian. Cần có cơ chế hợp lý hơn để vừa linh động cho DN, chính quyền cũng đỡ phải huy động nguồn lực lớn. Ngoài ra, các DN cũng đề xuất thống nhất điều kiện cho phép lưu thông giữa các địa phương trong tỉnh cũng như có sự thống nhất giữa Bình Dương và những địa phương lân cận như TPHCM, Đồng Nai…, tạo điều kiện cho DN dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của ngân hàng”, ông Minh nói.
Nhìn lại những khó khăn, tổn thất thời gian qua do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, không ít chuyên gia kinh tế cho rằng trong chặng đường phục hồi sản xuất và phát triển sau đó, các DN cần có phương án phòng ngừa rủi ro, xây dựng quỹ phòng ngừa vì bất cứ tình huống gì cũng có thể xảy ra. Nếu không có quỹ này thì DN có thể phải đối mặt nhanh chóng với việc phá sản. Ngoài yếu tố nêu trên, bà Phan Thị Thanh Xuân đặc biệt nhấn mạnh: “Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà máy, khách hàng để cùng tồn tại phát triển, chia sẻ trong những lúc khó khăn”.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK