Doanh nghiệp đồ uống chớp thời cơ từ xu hướng thị trường
Cơ hội từ xu hướng cao cấp hóa
Theo tổ chức nghiên cứu EIU, tăng trưởng thực phẩm và đồ uống trong giai đoạn 2017-2020 được dự báo sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao, từ 3,8% đến 4,3%. Công ty khảo sát thị trường quốc tế BMI cũng dự báo rằng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống sẽ tiếp tục tăng tốt và ổn định trong giai đoạn 2017-2020. Trong khi đó, báo cáo chiến lược của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) chỉ ra rằng, nhờ thu nhập tăng, người tiêu dùng Việt Nam hiện không còn hài lòng với những nhu cầu tối thiểu nữa, mà còn đòi hỏi chất lượng cuộc sống cao hơn. Điều này đã dẫn đến xu hướng cao cấp hóa trong thời gian gần đây, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho trải nghiệm mua sắm và chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, sẵn sàng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe với các nguyên liệu tự nhiên hoặc hữu cơ, có chức năng tốt hơn, hoặc các thương hiệu có uy tín hơn. Giá cả đã không còn là yếu tố chính tác động đến quyết định mua hàng, và cũng không còn là định nghĩa của sản phẩm cao cấp. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và định vị thương hiệu phù hợp với xu hướng này rõ ràng đang có kết quả rất tích cực. Điều này được phản ánh qua việc các sản phẩm sữa uống hữu cơ cao cấp của Vinamilk được đón nhận tích cực, và phần nào lý giải lý do các doanh nghiệp sản xuất sữa như Vinamilk và Công ty CP đường Quảng Ngãi (QNS) với thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy liên tục đạt kết quả cao.
Theo đánh giá của VCSC, xu hướng cao cấp hóa mang lại nhiều lợi ích cho các công ty hàng tiêu dùng. Bao gồm cơ hội để tăng biên lợi nhuận vì các sản phẩm cao cấp thường có biên lợi nhuận cao hơn và doanh thu tăng trưởng mạnh hơn nhờ giá trị tăng. Các sản phẩm cao cấp cũng ít chịu sự cạnh tranh về giá và khách hàng cũng trung thành hơn với thương hiệu cao cấp. Cơ hội gia tăng lợi nhuận từ những dòng sản phẩm cao cấp sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới khi tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi, lên 33 triệu người vào năm 2020 (theo Boston Consulting Group).
Cuộc đua ngày càng khốc liệt
Với tiềm năng tăng trưởng khả quan như trên, ngày càng có nhiều công ty mới trong và ngoài nước gia nhập thị trường. Trong xu hướng đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Maritime (MSI) cho rằng, trong những năm tới khi một số Hiệp định tự do thương mại FTAs có hiệu lực, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các công ty nội địa trong ngành đồ uống với nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường và nắm rõ thị hiếu của người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là nguồn cung quan trọng cho các thương vụ M&A. Bởi lẽ đối với các DN nước ngoài, việc thâm nhập và phát triển tại một thị trường đa văn hóa như Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Ngoài ra, không chỉ có các công ty nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh các thương vụ thâu tóm sáp nhập các công ty trong ngành nhằm gia tăng quy mô và thị phần.
Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A hoặc hợp tác chiến lược của các công ty với quy mô và giá trị lớn. Điển hình là thương vụ Tập đoàn F&N (Singapore) nâng tổng mức sở hữu cổ phần Vinamilk hay những thương vụ thực hiện bởi các công ty trong nước như Tập đoàn Masan đang nắm giữ lượng lớn cổ phần của Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafe Biên Hòa, bia Phú Yên… Diễn biến này đã tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng cao trong ngành đồ uống. Điều này đã được phản ánh qua việc các doanh nghiệp trong ngành đang gia tăng chi phí marketing, chi phí nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm hiện có và tạo các sản phẩm mới, đẩy mạnh các hoạt động M&A... Cụ thể, trong năm 2016, Vinamilk đã chi tới 10.758 tỷ đồng cho chi phí bán hàng, tăng 72% so với năm 2015. Trong đó, chi phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng là 6.947 tỷ đồng, tăng 142%; chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường là 2.074 tỷ đồng, tăng 15%.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán BSC, năm 2017, Vinamilk sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn về giá sữa nguyên liệu đầu vào (chiếm 38-40% giá vốn). Cụ thể, giá sữa nguyên liệu cho nửa đầu năm 2017 tăng mạnh với mức tăng cao nhất lên tới 25% so với cùng kỳ năm 2016 theo diễn biến giá sữa trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, với việc nắm giữ 49% thị phần của thị trường sữa Việt Nam và thống trị trong các phân khúc: sữa tươi (53%), sữa đặc (80%) và sữa chua (84%), triển vọng tăng trưởng của Vinamilk vẫn rất lớn. Theo tính toán của BSC, doanh thu 2017 của DN này có thể đạt 52.631 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 10.215 tỷ đồng, tăng 9,7%.
Trong khi đó, QNS hiện là DN dẫn đầu thị trường sữa đậu nành có thương hiệu tại Việt Nam với thị phần lên đến 85%. Xu hướng cao cấp hóa cùng với việc người tiêu dùng chuyển từ sữa đậu nành không thương hiệu (tổng thị phần hiện nay vẫn chiếm 50-60%) sang các sản phẩm có thương hiệu chính là cơ hội để QNS đa dạng hóa các sản phẩm để tận dụng nhu cầu mới. Qua đó cho thấy công ty có triển vọng tăng trưởng tốt. MSI dự báo trong năm 2017, kết quả kinh doanh của QNS sẽ đạt 8.307 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với năm 2016 và 1.273 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 5,7%.
Tin liên quan
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK