Doanh nghiệp dệt may sẵn sàng chi 400 tỷ đồng tiêm vắc xin
Mỹ, EU tăng nhu cầu, xuất khẩu dệt may, da giày khởi sắc | |
Doanh nghiệp bảo vệ hoạt động sản xuất trong mùa dịch | |
Nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng dệt may | |
Dệt may lấy lại đà tăng trưởng |
Nếu thiếu vắc xin, không miễn dịch được cộng đồng, doanh nghiệp dệt may rất căng thẳng và phải tổ chức sản xuất theo phương pháp giãn cách . Ảnh minh hoạ. Ảnh: H.Dịu |
Doanh nghiệp “sống dở chết dở”
Lãnh đạo Công ty CP may Đáp Cầu thời gian gần đây luôn trong tâm trạng “đứng ngồi không yên”. Khi làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Bắc Ninh, Bắc Giang- nơi có nhà máy của may Đáp Cầu trú đóng, Công ty lập tức tăng cường một loạt nội dung kiểm soát.
Tuy nhiên, ngày 15/5/2021, doanh nghiệp này ghi nhận một công nhân có vợ là F0. Cả tổ sản xuất có công nhân là F1 được cho nghỉ làm việc, đi xét nghiệm và cách ly. Đến 3 ngày sau, trường hợp F1 đó chuyển thành dương tính, như vậy cả tổ sản xuất đã trở thành F1. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác phòng dịch, sau 3 tuần ở các nhà máy may Đáp Cầu không phát sinh thêm F0.
Điều khiến lãnh đạo doanh nghiệp “đau đầu” là thực hiện chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện cách ly, cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ làm việc để phòng Covid-19 lây lan, người lao động của Công ty không chấp nhận và nghỉ làm dù doanh nghiệp nỗ lực vận động.
Trong trường hợp người lao động đi làm nhưng thực hiện giãn cách, chỉ được chưa tới 50% số máy hoạt động, chỗ ăn ngủ cho người lao động cũng không đủ… Nhiều khó khăn bủa vây khiến doanh nghiệp phải dừng sản xuất từ 18/5/2021 đối với nhà máy ở Thị Cầu, Đáp Cầu và từ 2/6/2021 đối với nhà máy ở Yên Phong.
“Thực sự là doanh nghiệp đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở” chưa từng xảy ra. Chúng tôi đang đàm phán với khách hàng để giãn thời gian giao hàng, khách hàng có thông cảm, nhưng giãn không được lâu. Hàng quần áo có thời vụ, là loại hàng nhanh, không thể hàng cho mùa này chuyển sang mùa khác được. Chúng tôi đành chuyển đơn hàng đi nơi sản xuất khác nhưng tình hình cũng ngoài tầm kiểm soát”, ông Lương Văn Thư, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Đáp Cầu chia sẻ.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thông tin thêm, trong 3 đợt dịch đầu tiên, các doanh nghiệp trong Tập đoàn hoàn toàn không có người bị mắc Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, có doanh nghiệp ở Bắc Ninh và Đà Nẵng có người lao động là F0, dẫn tới việc doanh nghiệp tại nơi đó buộc phải ngừng sản xuất, bị thiệt hại không nhỏ.
Năm 2021, doanh nghiệp trong ngành đã có các hợp đồng kinh tế, thời gian giao hàng cụ thể, trách nhiệm rõ ràng gắn với nhà sản xuất. Do vậy, việc dừng sản xuất, giao hàng chậm, dù là do yếu tố khách quan thì vẫn là nội dung cần thương lượng kỹ với người mua để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai phía.
“Đơn cử, khi bị chậm sản xuất mà phải đổi việc vận chuyển hàng từ đường thủy sang đường hàng không thì doanh nghiệp may chắc chắn lỗ cho đơn hàng đó”, ông Lê Tiến Trường nói.
400 tỷ đồng để tiêm vắc xin
Thực trạng vừa giãn cách vừa sản xuất hiện nay khiến doanh nghiệp may gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 được đánh giá là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp may vốn sử dụng nhiều lao động có thể sản xuất hiệu quả, an toàn, hoàn thành được mục tiêu đề ra năm 2021.
Nếu thiếu vắc xin, không miễn dịch được cộng đồng, doanh nghiệp rất căng thẳng và phải tổ chức sản xuất theo phương pháp giãn cách, không hoạt động đủ công suất thiết kế, sử dụng lao động ít hơn.
“Đơn cử, một nhà xưởng may trung bình thiết kế cho 1.200 người lao động làm việc, nhưng khi phải giãn cách thì chỉ có thể đảm bảo cho 700-800 người lao động làm việc. Tổ chức sản xuất như thế không có hiệu quả, không là giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chịu đựng được trong vòng 1-2 năm, chứ không thể kéo dài hơn nữa”, ông Lê Tiến Trường phân tích.
Với 150.000 người lao động, dự kiến Vinatex phải có 300.000 liều vắc xin. Nếu lo tiêm cho cả người nhà của người lao động Vinatex, dự kiến cần trên 1 triệu liều vắc xin. Tổng chi phí tính ra khoảng 400 tỷ đồng.
Vinatex không huy động, mà coi đây là việc cần làm của từng doanh nghiệp trực thuộc Vinatex. Mỗi doanh nghiệp cần tự lo nguồn chi phí tiêm vắc xin cho người lao động của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp nào thực sự khó khăn, Tập đoàn sẽ hỗ trợ khoản chi này.
Hiện nay, Vinatex mới tiếp cận được vắc xin theo Nghị quyết 21/NQ-CP2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Nguồn này phân bổ cho các Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở các đơn vị trong vùng dịch. Tuy nhiên, Nghị quyết 21/NQ-CP2021 thực thi khi TPHCM chưa trở thành vùng dịch nên riêng các đơn vị của Vinatex ở TPHCM lại chưa được tiêm. Vì vậy, Vinatex mong sớm điều chỉnh để những nơi dịch vừa phát sinh, các Ban chỉ đạo ở tuyến đầu các doanh nghiệp được tiếp cận vắc xin ngay.
Ngoài ra, theo ông Lê Tiến Trường, hiện nay mới chỉ những người trong Ban chỉ đạo tuyến trên được tiêm vắc xin, mong muốn là tiếp tục triển khai rộng thêm để sớm tiêm vắc xin cho các Ban chỉ đạo ở các vùng xa hơn, tới các doanh nghiệp, công ty con và các nhà máy trực thuộc.
“Sau những người tuyến đầu này thì triển khai tới lực lượng người lao động tại các trung tâm sản xuất lớn tại các khu công nghiệp, có nguy cơ cao hơn ở các doanh nghiệp lẻ nằm riêng biệt; tiếp đó, đến các doanh nghiệp có từ 2.000 người lao động trở lên; cuối cùng mới đến các doanh nghiệp có số lượng người lao động chỉ vài trăm người như các doanh nghiệp sợi, dệt”, ông Lê Tiến Trường đề xuất.
Tin liên quan
Doanh nghiệp “kêu khó” vì hạn mức tín dụng
21:47 | 15/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK