Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với "bài toán khó" để tham gia chuỗi cung ứng
Nhiều doanh nghiệp sản xuất phải phụ thuộc lớn vào hàng nhập khẩu do trong nước không đáp ứng nhu cầu. Ảnh: H.Dịu |
Chấp nhận hàng NK “đắt đỏ” để đảm bảo chất lượng
Có mặt tại Điểm công nghiệp Sông Cùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, phóng viên được nghe lãnh đạo Công ty Cổ phần Thiết bị điện MBT chia sẻ về những khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp của doanh nghiệp. Theo đó, MBT được thành lập từ năm 2009, doanh thu trung bình hàng năm lên tới 1.200 tỷ đồng, đóng góp lớn cho ngân sách tại địa phương. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nên Công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu và đơn hàng đều giảm mạnh so với thời kỳ trước đại dịch.
Hơn nữa, vấn đề của doanh nghiệp này còn nằm ở thiết bị và máy móc. Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MBT cho biết, hiện nay, hầu hết nguyên vật liệu đầu vào cho tới máy móc thiết bị của MBT, từ bu lông, ốc vít cho đến những thiết bị có loại giá thành lên tới hàng chục triệu USD đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, bởi chất lượng các sản phẩm, máy móc trong nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ông Trần Văn Nam cũng thông tin, việc tìm nhà cung cấp phụ trong nước rất khó, nhà cung cấp từ Trung Quốc nhiều và giá thành rẻ nhưng chất lượng không đáp ứng được, trong khi nếu tìm nhà cung cấp từ châu Âu thì chất lượng tốt nhưng thời gian thương thảo hợp đồng lâu, giá thành cao khiến sản phẩm của doanh nghiệp mất tính cạnh tranh.
“Nhiều nhà máy cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam không đáp ứng đươc về tiêu chuẩn chất lượng, chẳng hạn giá 1 con ốc mà doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có thể giá chỉ là 1.000 đồng/sản phẩm trong khi giá nhập khẩu lên tới 1,5 USD/sản phẩm, nhưng để chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì doanh nghiệp phải chấp nhận dùng hàng nhập khẩu”, ông Trần Văn Nam nêu rõ.
Rõ ràng, vấn đề trên của MBT cho thấy, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn rất nhiều thua kém, khó có thể đi vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Mặc dù thực tế cũng đã có một vài doanh nghiệp cung cấp các linh kiện công nghiệp, linh kiện điện tử cho một số doanh nghiệp FDI và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn nhưng để nhân rộng những mô hình này thì còn cần rất nhiều thời gian và chính sách hỗ trợ.
Thúc đẩy kết nối và hỗ trợ
Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), từ năm 2015 đến nay, nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn thiếu các cơ chế đủ hữu hiệu để gắn kết giữa doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp chế tạo. Mặt khác, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cũng chưa đủ hấp dẫn để thu hút được những nhà đầu tư lớn, có vai trò làm động lực lan tỏa cho cả ngành…
Bên cạnh đó, đại diện một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ, thị trường công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ, sản lượng thấp nên chưa thu hút các doanh nghiệp đối tác. Chính vì thế, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) nhận định, hiện không ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ, thiết bị và nhân lực để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của các doanh nghiệp đối tác và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Vấn đề là các doanh nghiệp này chưa gặp được nhau nên cần sự kết nối với sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, trong đó vai trò quan trọng nằm ở các hiệp hội ngành nghề. Theo ông Vân, việc tham gia các hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp hội viên kết nối với nhau cũng như tạo được nhiều chương trình quảng bá, kết nối doanh nghiệp hội viên với những đối tác trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, theo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phản ánh, để nhanh chóng tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, đào tạo nhân lực, vốn tín dụng, thị trường… trong đó, các kế hoạch về quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp hỗ trợ phải gắn liền với chuỗi cung ứng của các tập đoàn quốc tế cũng như các doanh nghiệp trong nước với chính sách hợp lý… Các cơ quan quản lý cũng cần có hỗ trợ về năng lực thương mại và kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK