Doanh nghiệp chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế là tất yếu | |
Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số | |
Chuyển đổi số là "thang thuốc" thay đổi cơ bản hoạt động nông nghiệp Việt |
Dây chuyền sản xuất tự động tại Công ty CP sữa Việt Nam. Ảnh: X.Hương |
Chuyển đổi để tồn tại
Lấy ví dụ về công tác chống dịch an toàn đề duy trì sản xuất an toàn, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Nam Thái Sơn cho biết, trong hơn một tháng mở cửa giãn cách vừa qua, có trên 95% doanh nghiệp sản xuất TPHCM hoạt động trở lại. Thách thức buộc các doanh nghiệp phải đối mặt là việc xét nghiệm 1 lần/tuần, truy vết và phát hiện F0 trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo giãn cách dây chuyền công nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh... những hoạt động này rất cần phải thực hiện, quản lý trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Không chỉ vậy, hiện các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đặc biệt là từ tác động của đại dịch Covid-19. Có thể khẳng định, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị đáp ứng các yêu cầu khắc khe về sản xuất, xuất khẩu, để kiểm soát dịch bệnh sản xuất an toàn tại các nhà máy, Tiến sỹ Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Ta cho rằng, hiện nay dịch đang bùng phát tại một số tỉnh miền Tây, các doanh nghiệp không thể chủ quan, bởi thực tế cho thấy có lao động đã tiêm hai mũi hơn hai tháng vẫn mắc bệnh. Có lao động kiểm tra hôm trước âm tính, hôm sau lại có kết quả dương tính. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có đủ phương tiện, điều kiện kiểm tra xét nghiệm, có thể phải tăng tần suất tầm soát để giữ vững sự an toàn cho nhà máy. Thậm chí, doanh nghiệp nên trang bị cho mình máy xét nghiệm Realtime PCR, vì chỉ xét nghiệm qua thiết bị này độ chính xác mới bảo đảm an toàn để sản xuất.
Tại hội thảo “Quản trị doanh nghiệp thông minh, việc cần làm khi doanh nghiệp trở lại hoạt động” được tổ chức mới đây tại TPHCM đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp quan tâm tới các chương trình phần mềm quản lý. Ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI cho biết: “Giải pháp WEONE là hệ thống tự động hóa doanh nghiệp. Số hóa quy trình công việc và quản lý giám sát trên không gian số, không giới hạn không gian và thời gian, giúp nhà quản trị nắm bắt thông tin điều hành công việc hiệu quả. Phần mềm quản lý công việc WEONE được sử dụng để quản lý công việc cá nhân và doanh nghiệp”.
Trong bối cảnh Covid -19 diễn ra phức tạp, nhu cầu làm việc từ xa trở thành xu hướng mới. Theo ông Lâm Bảo Vương, Chuyên gia kỹ thuật, Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT, có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp số hóa. “Giải pháp 'Cloud Virtual Desktop - VDI' sẽ mang điện toán đám mây đến với mọi người, người dùng có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, giải pháp sẽ giảm được chi phí đầu tư các trang thiết bị, đơn giản hoá đội ngũ vận hành và tăng giá trị của doanh nghiệp vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt”.
Những khó khăn cần khắc phục
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM cho biết, khó khăn lớn nhất và là rào cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp chính là nhận thức và tư duy “ngại thay đổi” của bộ máy quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Bởi muốn thực hiện chuyển đổi số thành công thì doanh nghiệp phải minh bạch cơ cấu và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức phù hợp, điều này sẽ gây khó khăn bước đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn đến tâm lý e ngại thay đổi của bộ máy quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
Khó khăn thứ hai mà doanh nghiệp gặp phải chính là thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tham mưu lựa chọn giải pháp, và tổ chức quản lý thực hiện hiệu quả các giải pháp công nghệ, triển khai lộ trình thực hiện phù hợp.
Khó khăn thứ ba là nguồn lực vốn để triển khai thực hiện, nhất là ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tỷ lệ hơn 97% số doanh nghiệp Việt Nam, nên con số thống kê cho thấy hiện chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp đang tham gia thực hiện chuyển đổi số và tỷ lệ này nếu xét trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thì còn khiêm tốn hơn nữa. “Chính điều này cũng dẫn đến suy nghĩ sai lầm là chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, tốn nhiều tiền đầu tư và phải triển khai đồng bộ, trong khi thực tế đòi hỏi mọi doanh nghiệp hiện nay đều phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình”- ông Trần Phú Lữ nhận định.
Có một thực tế nhiều doanh nghiệp đang tham gia vào quá trình chuyển đổi số nhưng không ý thức được mình đang thực hiện chuyển đổi số, ví dụ như bán hàng online, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, họp và thảo luận trên các nền tảng trực tuyến...
Từ thực tế trên, các doanh nghiệp cho rằng, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp rất cần sự chia sẻ hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường logistics và quyết tâm chuyển đổi số từ Chính phủ là hai yếu tố khách quan khiến doanh nghiệp logistics buộc phải nhanh chóng bắt nhịp số hóa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp logistics phải tiêu tốn nhiều chi phí và nguồn lực đầu tư số hóa quy trình dịch vụ logistics. Từ thực tế này, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Tổng giám đốc T&M Forwarding đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong việc chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhất là phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ở quy mô lớn hớn, ông Trần Phú Lữ cho rằng, Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin và tích cực, chủ động thực hiện chuyển đổi số nói chung và thương mại số nói riêng; có chính sách hỗ trợ tài chính (hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ lãi suất) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng giải pháp công nghệ số; xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử như yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối và trang thương mại điện tử; việc xử lý các tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử.
Đồng thời, nhà nước quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về thông tin thị trường, ngành hàng - sản phẩm và đối tác thương mại, thực hiện số hóa dữ liệu để doanh nghiệp dễ dàng truy cập. Xây dựng các chương trình đào tạo, hỗ trợ đào tạo miễn phí cho nhân sự tại chỗ của doanh nghiệp nhằm cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ năng tốt để thực hiện quá trình chuyển đổi số nói chung và tham gia đạt hiệu quả vào thương mại số nói riêng.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đưa thiết bị hiện đại từ Nhật Bản về lắp đặt ở cảng Lạch Huyện
08:52 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK